Bà nội coi thường vì mẹ tôi ở nhà nội trợ, đến khi bị con cái bỏ rơi bà bất ngờ đưa mẹ một túi vải cũ

Tiểu Ngạn
03/10/2024 - 19:11
Bà nội coi thường vì mẹ tôi ở nhà nội trợ, đến khi bị con cái bỏ rơi bà bất ngờ đưa mẹ một túi vải cũ
Suốt 30 năm ròng mẹ tôi chịu đựng sự cay nghiệt của bà nội mà không kêu than gì cả.

Cách đây đúng tròn 30 năm, mẹ tôi được gả đi lấy chồng mà không có một món lễ vật hay hồi môn nào cả. Nhà ông bà ngoại nghèo nên không dám đòi hỏi, bà nội tôi thậm chí còn không cho con trai mua nhẫn cưới nên mẹ tôi về làm dâu chẳng có bất cứ thứ gì trong tay.

Bù lại bố tôi rất yêu thương mẹ nên cuộc sống làm dâu cũng không đến mức quá tệ. Họ lấy nhau không phải vì tình yêu, nhưng ở cùng nhau lâu năm khiến tình nghĩa vợ chồng dần trở nên sâu sắc. Bố tôi biết bà nội khó tính khó chiều, lại còn ghét con dâu ra mặt, thế nên bố bù đắp cho mẹ bằng sự quan tâm kín đáo và không bao giờ to tiếng với mẹ.

Ngày trước mẹ tôi từng làm ruộng và làm thợ may. Bà khéo tay nổi tiếng cả một vùng, tuy nhan sắc không thuộc hàng hoa khôi nhưng tài năng thì nhiều người ngưỡng mộ. Chỉ có mỗi bà nội chê con dâu “xuất thân nghèo hèn”, ngoại trừ việc đẻ với ở nhà ăn bám ra thì chẳng làm được gì nên hồn hết.

Mẹ tôi bị bà nội nói xấu suốt thành quen. Mặc cho mọi người trong nhà khuyên đừng đặt điều bôi nhọ con dâu nữa, bà nội vẫn cứ coi mẹ tôi như cái gai trong mắt. Và ngày nào bà cũng phải đụng chạm cái gai ấy mới chịu được.

Đúng là mẹ tôi chỉ ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái, nhưng một phần là do bà nội bắt mẹ phải như thế. Bà không muốn con dâu kiếm ra tiền, không thích mẹ tôi có địa vị hay quyền lực gì bởi lý do “Không được phép lấn át chồng trong mọi việc”.

Đáp lại sự cay nghiệt của bà nội, mẹ tôi cứ im lặng nhẫn nhịn hết ngày này qua năm khác. Chị em tôi hết thảy đều bênh mẹ. Những lúc bà lôi mẹ ra chì chiết, 3 bố con luôn tìm cách để mẹ thoát ra ngoài. Ai mà chịu nổi những câu từ độc địa của bà nội cơ chứ, dù mẹ không kể ra nhưng chúng tôi biết trong lòng mẹ có vô vàn tổn thương.

Đến hàng xóm cũng lắc đầu nhận xét bà nội tôi là “Mẹ chồng gì toàn quá quắt với con dâu”. Ai muốn nói chuyện với mẹ tôi hoặc đem sang cho thứ gì là đều phải tránh mặt bà nội, kẻo bà chống nạnh đứng giữa cổng chửi là lũ ăn không ngồi rồi.

Mẹ vắng nhà một lát thôi cũng bị bà nội gọi hỏi truy tìm. Bà nghĩ ra rất nhiều lý do cho sự biến mất của mẹ. Nào là nghi ngờ con dâu ôm tài sản nhà chồng chạy mất, nào là con dâu trốn đi hú hí với trai, rồi kêu la hàng xóm rằng con dâu mất tích, chui bờ chui bụi buôn dưa nói xấu mẹ chồng… Riết rồi mọi người xung quanh cũng chán, thậm chí có người còn ghét đến độ bảo nhà bà nội tôi có phải địa chủ giàu có đâu mà đối xử với con dâu như kẻ hầu.

Bà nội coi thường mẹ tôi vì chỉ ở nhà nội trợ, đến khi bị con cái bỏ rơi thì muối mặt khi cầm chiếc hộp mẹ tôi đưa- Ảnh 1.

Chị em tôi cũng bị bà nội ghét vì đều là con gái. 2 bác trên bố tôi đều sinh được con trai nên bà nội không ngại tuyên bố “Đấy mới là cháu của tôi chứ cái ngữ vịt giời nuôi xong bay mất thì chả được tích sự gì”. Hình như bà quên mất bà cũng là phụ nữ thì phải…

Cả nhà tôi vẫn bơ đi mà sống đến tận bây giờ. Ông nội đã mất từ mấy năm trước, bà nội giờ ốm đau bệnh tật nhưng vẫn đủ sức mắng mẹ tôi mỗi ngày vài câu. Dù bà ích kỷ đến đâu thì mẹ tôi vẫn chăm sóc gia đình chu đáo. Và cuối cùng cũng đến lúc bà ân hận vì sự tệ bạc của mình với mẹ con tôi.

2 tháng trước bà bỗng dưng đổ bệnh nặng, đi ngoài liên tục, sụt cân tới mức gầy còm. Bà kêu đau chỗ nọ chỗ kia, tay chân run yếu và đòi đi viện. Bố tôi phải bỏ hết công việc để về đón bà đi khám. Sau mấy lượt xét nghiệm nọ kia thì bác sĩ khẳng định bà nội tôi mắc ung thư đại tràng giai đoạn 3 rồi.

Sau khi báo tin cho mọi người trong nhà thì tôi tưởng 2 bác sẽ lo cho bà lắm. Bình thường 2 bác luôn sốt sắng mỗi khi bà nội gọi về thăm nhà. Nhưng giờ tôi mới biết đó là bởi 2 bác trông ngóng tài sản thừa kế thôi, chứ nghe chuyện bà mắc ung thư thì ai nấy đều né hết!

Các bác cùng đồng loạt đẩy hết trách nhiệm cho mẹ tôi với lý do “Em dâu ở với mẹ lâu năm nên giỏi chăm bà hơn anh chị”. Họ biết thừa bà đối xử với mẹ tôi tệ bạc như thế nào mà vẫn cố tình nói chuyện với cái giọng không thể thảo mai hơn.

Bố tôi bức xúc nên đứng ra bênh vợ, bảo rằng bà ốm thì con cháu đều phải có trách nhiệm như nhau. Nói chung là tranh cãi khá phiền phức, mọi người còn lôi cả đất cát gia sản ra để tính toán quyền lợi với nhau, áp đặt nghĩa vụ báo hiếu nữa. Mẹ con tôi chán chẳng buồn tham gia, kệ cho nhà nội đấu đá.

Cuối cùng sau mấy ngày đùn đẩy thì bà nội tôi vẫn phải nằm viện một mình. Chỉ có mẹ con tôi mang đồ ăn vào cho bà. Bác sĩ đã trao đổi phương pháp chữa bệnh cho bố tôi rồi, có thể kéo dài sự sống cho bà nhưng viện phí thì cao ngất.

Bố tôi hỏi thẳng bà có của chìm của nổi nào thì hãy đưa cho bố. Những người khác trong nhà đều bỏ rơi bà, đến một xu gửi mua hoa quả cho bà cũng chẳng có. Bố mẹ tôi không cần đến tài sản của bà, nhưng giờ tiền chữa bệnh cho bà thì họ không có đủ.

Bà nội sĩ diện nên đuổi cả nhà tôi đi. Bà tiếp tục đổ lỗi cho con dâu, mắng mẹ tôi là “hồ ly tinh” xúi bẩy chồng moi tiền của bà. Mẹ tôi im lặng không nói gì.

Nằm viện một thời gian thì bệnh tình bà ngày càng trở nặng. Bà nội vẫn ngoan cố không muốn đưa tiền cho bố tôi đóng phí phẫu thuật, dù thuốc men những ngày bà nằm viện bố mẹ tôi đã đứng ra thanh toán hết rồi.

Hôm ấy khi tôi vừa từ chỗ làm vào viện thì thấy mẹ đang ngồi nói chuyện với bà. Rất lâu rồi tôi mới thấy bà nội không to tiếng quát nạt mẹ mà chỉ nằm im.

Mẹ đưa cho bà một chiếc hộp gỗ nhỏ. Bà nội mở ra thấy bên trong có hơn chục chỉ vàng thì kinh ngạc lắm, hỏi đưa bà thứ này làm gì. Mẹ tôi nhẹ nhàng bảo đó là toàn bộ những gì mẹ có suốt những năm qua. Dù ở nhà làm nội trợ và bị bà mắng chửi quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cố vun vén tiết kiệm bằng tiền mà bố tôi vất vả bên ngoài mang về. Bà có của cũng chẳng thèm đưa cho bố mẹ tôi, cái gì cũng ưu tiên cho 2 bác và 2 thằng cháu đích tôn.

30 năm ròng nhìn lại, kết cục bà nội cũng nhận ra chỉ có bố mẹ tôi chăm lo cho gia đình. Tiền ăn, tiền điện, đến tiền làm đám giỗ cụ cũng toàn bố mẹ tôi phải chi. Vậy mà họ chưa từng kêu than gì, bà nằm viện họ vẫn vét những đồng cuối cùng cho bà chữa trị.

Mẹ tôi chẳng tính toán thù hằn gì với bà nội. Ngược lại mẹ thấy tội cho bà vì cuối đời bị con cháu bỏ rơi. Người bà ghét nhất, đối xử tệ nhất, giờ lại là người duy nhất ở bên để bà có thể dựa vào.

Tôi thấy bà nội động tay định ném cái hộp sang bên, nhưng rồi bà lại ngượng ngùng giữ chặt lấy nó. Mẹ tôi nói sẽ bán số vàng ấy đi chữa bệnh cho bà, mong bà đừng chống đối lại bác sĩ nữa và chấp nhận phẫu thuật. Bà nội nghiêng đầu sang bên chảy nước mắt. Lát sau tôi thấy bà móc dưới gối ra mảnh giấy với 2 cái chìa khóa đựng trong túi vải cũ.

Đó là mật mã két và khóa của chiếc hộp bà đựng vàng tiền trong đó. Có thể bà hối hận hơi muộn màng, nhưng tôi tin là mẹ đã tha thứ cho bà bằng lòng bao dung…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm