Bác sĩ gợi ý 4 loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ chậm nói trong dịp Tết

Minh Nhật
21/01/2023 - 23:48
Bác sĩ gợi ý 4 loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ chậm nói trong dịp Tết
Không chỉ trong dịp Tết mà bình thường cha mẹ cũng nên bổ sung nhóm thực phẩm này cho trẻ, để con thông minh, biết nói nhanh hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ chuyên khoa 1 Nhi khoa tai mũi họng, chuyên gia tâm lý điều trị bệnh lý chậm nói cho biết, trẻ chậm nói khi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp nâng cao chỉ số IQ, cải thiện trí nhớ, gia tăng sự tập trung và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần biết trẻ chậm nói nên bổ sung gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp nhất cho mỗi trẻ.

4 nhóm thực phẩm cần được bổ sung cho trẻ chậm nói

Chất béo Omega 3

Có 3 chất béo thiết yếu cho não bộ là Omega 3, Omega 6 và Omega 9. Tuy nhiên, Omega 6 dễ dàng bổ sung từ thức ăn, Omega 9 cơ thể tự tổng hợp được. Omega 3 thì cơ thể không tự tổng hợp và tạo ra được. Do đó, ba mẹ cần quan tâm bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 cho trẻ chậm nói.

Omega 3 là chất béo thiết yếu giúp nuôi dưỡng các tế bào não khỏe mạnh. Chất này giúp các tế bào não kết nối với nhau, truyền thông tin thông suốt. Nhờ đó trẻ tiếp thu tốt, tập trung học tập, ghi nhớ lâu. Một số nghiên cứu cho thấy các mẹ trong thời gian thai kỳ thường ăn cá hoặc sử dụng dầu cá. Các bé sinh ra thường thông minh, lanh lợi và đạt điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh thời thơ ấu.

Omega 3 cũng được dùng để hỗ trợ điều trị giảm trí nhớ nhẹ, cải thiện chứng trầm cảm. Do đó, ba mẹ nên bổ sung Omega 3 sẽ giúp trẻ nhanh nhạy hơn khi học ngôn ngữ. Các thực phẩm giàu Omega – 3 gồm cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cơm, cá ba sa,… Ngoài ra Omega 3 còn có trong tảo biển, rong biển, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca,…

Bác sĩ gợi ý 4 loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ chậm nói trong dịp Tết - Ảnh 1.

Phospholipid cần thiết cho trẻ chậm nói

Phospholipid là thành phần chính của màng tế bào não và lớp vỏ myelin bao bọc quanh dây thần kinh. Phospholipid đóng vai trò dẫn truyền các tín hiệu thần kinh từ màng tế bào vào bên trong tế bào. Điều này giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn, truyền thông tin tốt, trẻ học nhanh nhớ. Mẹ bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm lòng đỏ trứng, đậu phộng, dầu thực vật,…

Chất xơ

Tuy không trực tiếp tham gia vào việc thúc đẩy não bộ phát triển. Nhưng chất xơ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng cho bé hệ tiêu hóa khỏe mạnh; giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt được các dưỡng chất cần thiết. Bé thường sẽ ngại ăn rau. Ba mẹ cần giới thiệu món rau nhiều lần trước khi con quen. Thay đổi hình dạng từ cắt dài, cắt ngắn, cắt khúc, băm nhỏ, hấp, luộc, xào, salad,… Cha mẹ cho trẻ ăn trái cây trực tiếp hoặc là kết hợp với sữa chua, sinh tố, nước ép cho con uống.

Vitamin và khoáng chất

Vai trò của vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể – gọi là vi chất. Nhưng sự thiếu hụt của chúng lại làm chậm quá trình bài tiết kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Kim loại nặng chính là độc tố của não bộ. Vì thế, ba mẹ cần quan tâm bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ chậm nói. Thêm vào đó, các vi chất còn mang lại những lợi ích đặc biệt cho não bộ của bé như: Vitamin B1, B6: giúp duy trì các kết nối thần kinh (Có nhiều trong: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trứng gà, thịt bò , thịt gà,...).

Bác sĩ gợi ý 4 loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ chậm nói trong dịp Tết - Ảnh 2.

Bên cạnh việc quan tâm trẻ chậm nói cần bổ sung gì, cha mẹ cũng cần lưu ý đến nguồn cung cấp thực phẩm tươi – sạch và an toàn cho trẻ. Mẹ nên:

+ Chọn ngũ cốc nguyên hạt và không chứa gluten như: gạo lứt, lúa mạch, kê, yến mạch, lúa mì nguyên cám, ngô…

+ Chọn trái cây tươi. Không nên chế biến quá kỹ thực phẩm.

+ Hạn chế tối đa thức ăn nhanh nhiều đường, dầu mỡ. Chúng không những ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa. Mà còn kích thích trẻ quá mức đối với trẻ tự kỷ, tăng động.

+ Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia nhân tạo.

+ Thêm vào đó, hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Trong giấc ngủ, não bộ bé xử lý và sắp xếp lại các thông tin nhận được trong ngày. Nói cách khác, trẻ chậm nói có học và phát triển ngôn ngữ trong giấc ngủ. Do đó, cho trẻ ngủ đủ giấc một ngày, lịch sinh hoạt ăn – ngủ điều độ góp phần giúp bé mau tiến bộ. Nếu trẻ chậm nói khó ngủ, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin. Melatonin có tác dụng giúp con dễ ngủ, ngủ sâu giấc, tạo điều kiện cho não bộ phát triển tốt.

+ Cha mẹ nên tập cho trẻ ăn thô sớm. Sự phối hợp linh hoạt của môi, lưỡi và hàm sẽ hình thành khả năng nói tốt ở bé. Nhiều trẻ đã 3 tuổi, 5 tuổi vẫn chậm nói một phần do ăn thô chưa tốt. Các hoạt động nhai, nuốt, lừa thức ăn, gặm cắn thức ăn,… giúp lưỡi, môi và hàm vận động nhiều. Điều đó tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng bật âm, tạo ra âm thanh và nhanh nói. Chính vì thế, ba mẹ tập cho trẻ ăn thô nhé!

+ Ngoai ra, dành thời gian nói chuyện, tương tác trực tiếp với con nhiều hơn. Không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính trừ khi nó có liên quan đến các phương pháp học tập. 

+ Đưa trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động vui chơi và tương tác xã hội nhiều hơn thay vì chỉ ở nhà học tập.

+ Trao đổi với các chuyên gia để biết cách hỗ trợ giáo dục ngôn ngữ tại nhà cho trẻ chậm nói đúng cách.

BS Nguyễn Văn Hùng

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm