Bạo loạn khiến thủ đô Paris trở thành ‘chiến địa’

25/11/2018 - 13:45
Ngày 24/11, khoảng 8.000 người biểu tình tràn ra đường phố Paris, trong khi hơn 81.000 người biểu tình trên cả nước Pháp nhằm phản đối việc tăng thuế xăng dầu. Cảnh sát đã phun vòi rồng, bắn hơi cay vào người biểu tình khiến thủ đô Pháp giống như một “chiến địa”.
Bạo loạn đã nổ ra trên đại lộ Champs-Elysees từ trưa 24/11 khi cảnh sát đụng độ với những người biểu tình muốn kéo đến Phủ Tổng thống gần đó. Người biểu tình mặc áo vàng để phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu của Tổng thống Emmanuel Macron. Họ hát vang quốc ca và mang theo băng rôn với khẩu hiệu chỉ trích và kêu gọi ông Macron từ chức.
Bạo loạn đã nổ ra trên đại lộ Champs-Elysees từ trưa 24/11 khi cảnh sát đụng độ với những người biểu tình muốn kéo đến Phủ Tổng thống gần đó. Người biểu tình mặc áo vàng để phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu của Tổng thống Emmanuel Macron. Họ hát vang quốc ca và mang theo băng rôn với khẩu hiệu chỉ trích và kêu gọi ông Macron từ chức.
Nhiều phương tiện và đồ vật bị đốt cháy khiến nhiều khu vực bị bao phủ bởi làn khói đen dày đặc. Không chỉ khiến trung tâm thành phố gần như bị phong tỏa, đám đông hỗn loạn còn tràn vào ga tàu điện ngầm và làm giao thông đình trệ, nhiều nhà ga phải đóng cửa hoàn toàn do những hành động cực đoan.
Nhiều phương tiện và đồ vật bị đốt cháy khiến nhiều khu vực bị bao phủ bởi làn khói đen dày đặc. Không chỉ khiến trung tâm thành phố gần như bị phong tỏa, đám đông hỗn loạn còn tràn vào ga tàu điện ngầm và làm giao thông đình trệ, nhiều nhà ga phải đóng cửa hoàn toàn do những hành động cực đoan.
Đụng độ nổ ra khi lực lượng cảnh sát được triển khai để thiết lập các vành đai bảo vệ xung quanh một số địa điểm quan trọng ở trung tâm thủ đô. Trước thái độ quá khích của đám đông, cảnh sát Paris phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để trấn áp.
Đụng độ nổ ra khi lực lượng cảnh sát được triển khai để thiết lập các vành đai bảo vệ xung quanh một số địa điểm quan trọng ở trung tâm thủ đô. Trước thái độ quá khích của đám đông, cảnh sát Paris phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để trấn áp.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner kêu gọi người dân bình tĩnh, đồng thời khẳng định sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn để đối phó những đám đông biểu tình bất hợp pháp. Cảnh sát Paris đã bắt giữ ít nhất 42 người.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner kêu gọi người dân bình tĩnh, đồng thời khẳng định sẽ sử dụng những biện pháp cứng rắn để đối phó những đám đông biểu tình bất hợp pháp. Cảnh sát Paris đã bắt giữ ít nhất 42 người.
Khoảng 81.000 người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp. Con số này ít hơn nhiều so với 244.000 người được huy động cách đây một tuần.
Khoảng 81.000 người đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp. Con số này ít hơn nhiều so với 244.000 người được huy động cách đây một tuần.
Hôm 17/11, gần 300.000 người biểu tình
Hôm 17/11, gần 300.000 người biểu tình "Áo vàng" đã phong tỏa nhiều tuyến đường giao thông lớn và nhiều cơ sở chiến lược khắp nước Pháp. Phong trào đã tiếp diễn trong suốt tuần với hậu quả tính đến nay là 2 người chết, 620 dân thường và 136 cảnh sát, hiến binh bị thương. Kể từ đó, các cuộc biểu tình và tuần hành lan rộng khắp nước Pháp, khiến tình hình trở nên phức tạp.
Tính từ đầu năm 2018, giá dầu diesel tại Pháp đã tăng khoảng 23%, trong khi giá gas tăng khoảng 15%. Dự kiến, giá của các mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng vào tháng 1/2019. Chính phủ cho rằng đây là bước đi bảo vệ môi trường nhưng vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân.
Tính từ đầu năm 2018, giá dầu diesel tại Pháp đã tăng khoảng 23%, trong khi giá gas tăng khoảng 15%. Dự kiến, giá của các mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng vào tháng 1/2019. Chính phủ cho rằng đây là bước đi bảo vệ môi trường nhưng vấp phải phản ứng dữ dội từ người dân.
Theo các chuyên gia, cách Tổng thống Macron xử lý tình hình kinh tế và một số chính sách khác của ông đã gây ra các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp. Lãnh đạo Pháp đang phải đối mặt với tỷ lệ ủng hộ sụt giảm và sự bất mãn trong công chúng với những chương trình cải cách của mình như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp hay cắt giảm lợi ích lương hưu.
Theo các chuyên gia, cách Tổng thống Macron xử lý tình hình kinh tế và một số chính sách khác của ông đã gây ra các cuộc biểu tình trên khắp nước Pháp. Lãnh đạo Pháp đang phải đối mặt với tỷ lệ ủng hộ sụt giảm và sự bất mãn trong công chúng với những chương trình cải cách của mình như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp hay cắt giảm lợi ích lương hưu.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm