Bé 18 tháng tuổi phân loại đồ chơi gọn gàng nhờ quy tắc sắp xếp phòng của mẹ

Thảo Hương
04/01/2023 - 12:11
Bé 18 tháng tuổi phân loại đồ chơi gọn gàng nhờ quy tắc sắp xếp phòng của mẹ
Nhờ mẹ có phương pháp sắp xếp đồ đạc mà phòng của em bé lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp.

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, thích bày đồ chơi khắp nhà và hay quên dọn dẹp chúng sau khi đã chơi xong. Chính vì vậy mà nhiều bố mẹ đau đầu vì phòng của bé lúc nào cũng như "bãi chiến trường", phải đợi tới cuối tuần mới dọn dẹp được. Bên cạnh đó, mỗi ngày bé lớn lên lại có thêm nhiều đồ chơi, đồ dùng học tập, bởi vậy việc dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc cho con khiến phụ huynh mệt nhoài.

Tuy nhiên, chị Vân Anh (mẹ của em bé Sóc, sống tại Hà Nội) lại có tuyệt chiêu giúp phòng con luôn gọn gàng nhờ cách sắp xếp đồ chơi cho bé. 

Bé 18 tháng tuổi phân loại đồ chơi gọn gàng nhờ quy tắc sắp xếp phòng của mẹ - Ảnh 1.

Khu chơi chính 1 gồm 1 kệ tủ ô tô bus, sách. Thảm chơi mình luôn chọn thảm trơn để tránh khi chơi, đồ chơi bị lẫn vào họa tiết của thảm.

"Sóc nhà mình đã bắt đầu học cách phân loại đồ chơi từ khi con 18 tháng. Đến bây giờ là khoảng 1 năm rưỡi rồi. Trước đó nhà mình vẫn dùng kệ Montessori nhưng vì lượng đồ chơi nhiều lên và chủ đề học cũng đa dạng nên mình chuyển sang góc hoạt động như bây giờ. Không gian chơi của Sóc là ở phòng khách, Sóc không có phòng riêng nên mình tận dụng tối đa mọi nơi trong nhà để con thấy chỗ vui chơi khắp mọi nơi", chị Vân Anh bật mí.

Bé 18 tháng tuổi phân loại đồ chơi gọn gàng nhờ quy tắc sắp xếp phòng của mẹ - Ảnh 2.

Khu chơi chính 1 dùng kệ Montessori và thêm các giỏ vào để phân loại đồ chơi theo chủ đề.

Phân loại đồ chơi thành 3 nhóm chính

Về cách sắp xếp đồ, chị Vân Anh cho biết đồ chơi của bé sẽ phân loại thành 3 nhóm: 

- Khu hoạt động tĩnh trên bàn. 

- Khu hoạt động sáng tạo thí nghiệm.

- Khu đồ chơi không thường dùng. 

Đồ chơi sẽ được phân vào các giỏ/ngăn kéo, và trong mỗi giỏ lại được chia thành từng bộ.

Khu chơi chính sẽ gồm 2 kệ đồ chơi với bàn, thảm chơi và sách

- Khu 1 gồm các chủ đề về nấu ăn, số đếm, ngữ âm, hệ mặt trời, thủ công, bút màu, rối tay, bóng, gấu bông...

Các loại bút màu vẽ sẽ để trong từng hộp dẹt và xếp gọn vào trong khay. Sóc sẽ nhìn từng hộp và lựa chọn được ngay loại màu mình muốn dùng. Các loại đồ chơi nhỏ nhiều chi tiết, đi kèm với các hoạt động cũng sẽ được xếp vào các hộp dẹt tương tự và để vào khay.

Đây là ngăn khuy hạt, ngăn khuy hạt là các đồ khuy, hạt chi tiết nhỏ để chơi đếm số hoặc trang trí thủ công, các loại chi tiết bé như này mình bỏ vào lọ nhựa trong suốt và lật ngược phần đáy lên để con dễ nhìn chi tiết bên trong và lấy ra chơi. Hình bên phải cũng vẫn là khuy hạt nhưng sẽ đi kèm các lọ như lọ stickers, rối tay mini, nui màu sắc...

Các loại màu vẽ như màu acrylic, màu nước, màu lụa, bút vẽ sẽ được để vào giỏ và đặt trên kệ Montessori. Bên cạnh là giỏ cắt dán thủ công. Đây là giỏ gồm kéo, băng dính, stickers, kẹp giấy và các đồ thủ công linh tinh

Các loại đồ chơi sắp xếp theo từng bộ. 

Các loại đồ được phân loại dễ dàng. 

Khu để sách và album ảnh

- Khu 2 là một kệ sáng tạo với gạo màu, ánh sáng, cát động lực, bình rót nước và các đồ chơi thực hành cuộc sống. 

Những món đồ chơi nhiều màu sắc.

- Khu 3 là một kệ tổ ong trong kho, kệ này sẽ để các đồ chơi không thường dùng và khu 3 sẽ được tráo với khu 1 định kỳ 1 tháng 1 lần.

Món đồ chơi ít dùng cho vào hộp và để vào khu 3. 

Bé 18 tháng tuổi phân loại đồ chơi gọn gàng nhờ quy tắc sắp xếp phòng của mẹ - Ảnh 11.

Chị Vân Anh gợi ý cho các mẹ một cách gấp quần áo để dễ nhìn thấy hơn. Quan trọng nhất với các bạn nhỏ thời kỳ này là mọi thứ khiến con có cái nhìn bao quát và con sẽ không bới loạn lên để tìm.

Nhờ cách sắp xếp trên mà căn phòng của bé Sóc luôn gọn gàng, ngăn nắp. Bé tự phân loại được đồ chơi và học sự gọn gàng từ mẹ. Đây cũng là tiền đề tốt để con tự lập và tự giác hơn trong việc dọn dẹp phòng sau này. Hy vọng những chia sẻ trên của chị Vân Anh sẽ có ích cho các bố mẹ nhé. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm