Bé gái 2 đầu 3 tay bởi song sinh ký sinh

05/05/2017 - 09:45
Chị Amlekha Bairva (21 tuổi), người Ấn Độ đã sinh hạ một bé gái có một chiếc đầu thứ hai mọc ra từ bụng và có đến 3 bàn tay. Đây là trường hợp song sinh ký sinh hiếm gặp, chứa nhiều bí ẩn.
1.jpg
Ca song sinh ký sinh trước phẫu thuật
1-a.jpg
và sau phẫu thuật 
Ngày 26/4 vừa qua, JLH đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, cắt bỏ chiếc đầu thừa trước niềm vui hân hoan của cặp vợ chồng trẻ cũng như những người quan tâm theo dõi.
Sau khi mổ đẻ thành công, bác sĩ khuyên gia đình nên đưa bé đến Bệnh viện JK Lone Hospital (JLH), TP Jaipur, phía Bắc Ấn Độ, cách nhà 540km để được giúp đỡ, đặc biệt là phẫu thuật giúp bé có cuộc sống như bao đứa trẻ bình thường khác.
Theo BS Chetan Sharma, Trưởng ca phẫu thuật ở JLH, đây là trường hợp song sinh ký sinh (Parasitic twins), trẻ sinh ra khỏe mạnh với nhịp tim bình thường nên phẫu thuật ít gặp rủi ro. Parasitic twins xuất hiện do trục trặc trong việc tách phôi khi thụ thai, trong đó một phôi phát triển vượt trội lất át phôi kia, tỷ lệ mắc bệnh ước khoảng 1/1 triệu ca sinh.

"Đây là một trong những ca sinh đôi ký sinh cực hiếm, thai phụ đã đi siêu âm nhưng không biết là sinh đôi kém phát triển. Cả hai cùng sốc khi đứa trẻ chào đời nhưng nhờ thuyết phục cặp vợ chồng trẻ đồng ý chăm sóc và phẫu thuật cứu đứa trẻ", BS Chetan Sharma cho biết.

Không chỉ chăm sóc, phẫu thuật thành công cho bé gái, JLH còn không thu bất kỳ một khoản phí nào đối với cặp vợ chồng nói trên, kể cả phí điều trị.
parasitic-twin-feeds-off-sibling-indian-baby-born-with-extra-head-and-hands-on-her-stomach.jpg
 Bác sĩ Chetan Sharma đã phẫu thuật tách thành công ca song sinh ký sinh này.
Vài nét về song sinh ký sinh
Parasitic twins còn gọi là song sinh không đối xứng, quá trình tạo ra những cặp song sinh không cân xứng, có ít bộ phận dính liền nhau. Nói cách khác, song sinh ký sinh xuất hiện do chậm trễ trong việc tách phôi khi thụ thai. Trong đó một phôi phát triển vượt trội lất át phôi kia trong tử cung của người mẹ, làm cho cặp đôi không tách nhau hoàn toàn. Không giống song sinh dính liền, song sinh ký sinh lại có một thai nhi ngừng phát triển trong suốt thời gian thai kỳ, xuất hiện các bộ phận của một người sinh đôi chưa phát triển nên được gọi là song sinh ký sinh. 
 
Các cặp song sinh ký sinh chung nhau ở phần đầu được gọi là craniopagus hoặc cephalopagus và occipitalis nếu dính liền vùng chẩm hoặc vùng vây chẩm hay parietalis nếu dính nhau vùng bụng.

Craniopagus parasiticus là một thuật ngữ chung để mô tả hiện tượng đầu ký sinh mọc ra từ đầu của một đứa trẻ phát triển đầy đủ hoặc của trẻ sơ sinh chính chủ hay còn gọi đứa trẻ mang đầu của người chị em sinh đôi chưa kịp thành hình. Fetus in fetu (thai trong thai) đôi khi được xem là một dạng đặc biệt của song sinh ký sinh nhưng lại là một thực thể riêng biệt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm