Bé trai 4 tuổi bầm tím toàn thân nghi bị cô giáo đánh

06/12/2017 - 16:57
Bé trai 4 tuổi bầm tím toàn thân ghi bị cô giáo đánh; Máy gặt đập liên hợp sang đường gây tai nạn khiến 3 ông cháu thương vong; Người dân đổ ra sông mót vàng sa khoáng sau lũ..., là những thông tin đáng chú ý trong Bản tin đô thị ngày 6/12.
Bắc Giang:

Vừa qua, một đoạn clip dài hơn 4 phút được đăng tải trên mạng xã hội facebook có nội dung ghi lại hình ảnh bé trai đang học tại trường mầm non với nhiều vết thương tích và lời kêu gọi chia sẻ cho mọi người quan tâm.

Theo chia sẻ, thành viên này cho biết, cháu bé bị nghi cô giáo bạo hành ngay tại lớp học mầm non Ngọc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

248242712992798538962931044713533n-1512540475916.jpg
Dòng trạng thái cùng thông tin về cháu bé được gia đình đăng tải lên mạng xã hội

 
Chủ nhận của đoạn clip trên là anh Lê Xuân Nhất (SN 1987), trú tại xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cháu bé trong clip trên là con ruột tên Lê Thùy Dương, 4 tuổi, hiện đang học tại trường mầm non Ngọc Sơn.

Sáng ngày 6/12, phóng viên đã liên hệ với người đăng tải sự việc trên để xác minh thông tin. Anh Lê Xuân Nhất xác nhận và cho biết, sáng 1/12 gia đình anh đưa con đi học vẫn trong tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy hiên, đến buổi chiều, ông Nội cháu đi đón về nhà thì phát hiện trên người có nhiều vết bầm tím.

2477468013153106486142918821256238335234483n-1512540475914.jpg
Cháu bé có nhiều vết bầm tím trên người

 

Ngay tối hôm đó, anh Nhất đã đến nhà giáo viên dạy cháu để hỏi rõ ràng sự việc và sáng hôm sau (ngày 2/12), anh Nhất đưa cháu Dương lên Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa để thăm khám và điều trị vết thương.

"Cháu nói rằng bị đánh vào buổi trưa ngày 1/12, ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình tôi đã báo cáo sự việc lên trưởng công an xã và Phòng Giáo dục huyện Hiệp Hòa để làm rõ vụ việc thực hư thế nào. Qua thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán cháu bị đa chấn thương toàn thân. Hiện tại sức khỏe cháu đã ổn định hơn, cuối tuần này cháu mới được xuất viện về nhà", anh Nhất nói.

2431265113153106119476282638183796456609465n-1512540475910.jpg
Hiện tại bé trai vẫn chưa xuất viện

 
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV trưa ngày 6/12, ông Hoàng Minh Thái, Trưởng Công an xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa khẳng định: "Qua thực nghiệm tại lớp học trước sự chứng kiến của gia đình cháu bé, các cô giáo dạy cháu ở lớp học. Chúng tôi khẳng định là không có chuyện cháu bị các cô giáo ở lớp đánh gây thương tích như vậy".

2429679813153049319481967699780584941919329n-1512540475906.jpg
Cơ quan công an đã nắm được sự việc

 
Tiếp tục liên hệ với công an cấp huyện, ông Tống Ngọc Long, Trưởng Công an huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho PV biết: "Về vụ việc, chúng tôi có tiếp nhận thông tin từ phía công an xã báo cáo lại có sự việc trên. Hiện vụ việc đang được công an xã thụ lý, giải quyết, phía công an huyện chưa nhận được đơn trình báo của gia đình".

Hiện tại đoạn clip vẫn đang tiếp tục được lan truyền trên nhiều diễn đàn và nhận được nhiều bình luận. (Nguồn: Thời đại)

Máy gặt đập liên hợp sang đường gây tai nạn khiến 3 ông cháu thương vong

Sáng 6/12, Công an huyệnTân Trụ (tỉnh Long An) cho biết, người điều khiển máy gặt đập liên hợp liên quan đến vụ tai nạn đã đến công an đầu thú, khai tên là Nguyễn Văn Dã (34 tuổi, ngụ xã Nhựt Minh, huyện Tân Trụ).

1441329458-t7d-1.jpg
ẢNh minh họa

 

Theo thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ ngày 5/12, ông Đặng Phước Hằng (67 tuổi, ngụ ấp Nhựt Tân, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ) điều khiển xe máy lưu thông trên đường tỉnh 832, chở theo 2 cháu Đặng Nhựt Tài và Lê Thị Thanh Tâm (cùng 7 tuổi, học sinh Trường tiểu học Nhựt Ninh).

Khi đến đoạn thuộc ấp Nhựt Hòa, xã Nhựt Ninh, xe máy do ông Hằng điều khiển bất ngờ bị một máy gặt đập liên hợp (người dân địa phương gọi là máy phóng lúa) từ dưới ruộng chạy lên bờ, băng sang bên kia đường, đâm thẳng vào, cuốn 3 ông cháu văng ra phía sau dàn máy gặp đập liên hợp.

Hậu quả, ông Hằng bị vỡ bụng, dập gan, 2 cháu Tài và Tâm bị thương rất nặng. Cả 3 nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Long An cấp cứu nhưng ông Hằng đã tử vong, hai cháu Tài, Tâm đang hôn mê.

Sau khi xảy ra tai nạn, người điều khiển máy gặt đập liên hợp rời khỏi hiện trường. (Nguồn: thanhnien.vn)

Vựa mai Tết miền Trung chìm trong lũ

Mưa to kéo dài đã khiến hàng nghìn chậu mai Tết của xã Nhơn An, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định - địa phương được mệnh danh là vựa mai cảnh của miền Trung chìm trong nước lũ.

Theo người dân địa phương, đây là lần thứ ba trong năm nay những chậu mai của các nhà vườn ở xã Nhơn bị chìm trong nước lũ, nguy cơ mất mùa mai Tết đang hiện ra trước mắt.

11-46-56_6.jpg

 
Xã Nhơn An được mệnh danh là "thủ phủ" mai kiểng của cả miền Trung. Toàn xã có 5 thôn trồng mai với hơn 1.000 hộ dân chuyên canh mai cảnh phục vụ dịp Tết với tổng số lượng vài triệu cây. (Nguồn: vtv.vn)

Người dân đổ ra sông mót vàng sa khoáng sau lũ

Một số người dân địa phương tại xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam tranh thủ khi thủy điện Đăk Mi 4 đóng cửa đập đã ra sông Trường để đào đãi vàng sa khoáng.

nguoi-dan-do-ra-song-mot-vang-sa-khoang-sau-lu-vang-4-1512545501-869-width660height384.jpg

 

Người dân cho rằng, sau đợt mưa lũ vừa qua, có một số lượng vàng cám theo dòng nước lũ trôi dạt rồi nằm dọc bờ sông nên đã rủ nhau ra dọc bờ sông Trường để đào đãi tìm kiếm vàng.

Họ mang theo một số vật dụng thô sơ như xẻng, máng gỗ đãi vàng, gàu múc nước,… Mặc dù công việc mót vàng này khá vất vả, thu nhập chỉ khoảng 100.000 đồng/ ngày/ người, song một số người dân xã Phước Hiệp cũng tranh thủ làm để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình trong những ngày mưa gió.

nguoi-dan-do-ra-song-mot-vang-sa-khoang-sau-lu-vang-5-1512545501-947-width660height366.jpg

 

Đại tá Nguyễn Giới, Trưởng Công an huyện Phước Sơn, cho biết liên quan đến việc một số ít người dân địa phương ra dọc bờ sông Trường để mót vàng sa khoáng, đơn vị đã tham mưu cho UBND huyện Phước Sơn tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không đi mót vàng dọc bờ sông Trường nhằm tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.

nguoi-dan-do-ra-song-mot-vang-sa-khoang-sau-lu-vang-7-1512545501-159-width660height383.jpg

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng tổ chức nhiều đợt kiểm tra dọc sông Trường để vận động người dân mót vàng trở về nhà. Tuy nhiên, thực tế khi vắng bóng lực lượng kiểm tra thì một số người lại tiếp tục ra sông Trường để mót vàng tìm vận may. (Nguồn: 24h.com.vn)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm