Nhiều trẻ trong số trên bị ho nhưng bố mẹ nghĩ con mình chỉ là ho thông thường. Tới khi con ho rũ rượi, tiếng thở rít thì mới cho trẻ đi khám. Lúc vào viện, trẻ đã bị viêm phổi.
Theo TS Dương Thị Hồng, Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, vi khuẩn ho gà kích thích đường hô hấp, dẫn đến những cơ ho dữ dội, kéo dài và không tự kiềm chế được. Đây là một loại ho rất đặc trưng của bệnh ho gà. Gọi là ho gà vì trẻ ho có tiếng rít như tiếng rít của con gà trống khi gần hết tiếng gáy.
Theo TS Dương Thị Hồng, Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ, vi khuẩn ho gà kích thích đường hô hấp, dẫn đến những cơ ho dữ dội, kéo dài và không tự kiềm chế được. Đây là một loại ho rất đặc trưng của bệnh ho gà. Gọi là ho gà vì trẻ ho có tiếng rít như tiếng rít của con gà trống khi gần hết tiếng gáy.
Mắc bệnh ho gà, trẻ thường có biểu hiện ho rũ rượi |
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn khi chưa có miễn dịch với bệnh. Các triệu chứng của bệnh ho gà thường xuất hiện trong vòng 5-7 ngày sau khi phơi nhiễm nhưng đôi khi thời kỳ ủ bệnh kéo dài 3 tuần. Bệnh thường khởi phát bởi triệu chứng giống như cảm lạnh, có những cơn ho nhẹ, sau đó trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi và có thể có sốt nhẹ. Sau 1-2 tuần, trẻ sẽ ho nhiều hơn.
Không giống như cảm lạnh, ho gà có biểu hiện của các cơn ho liên tục trong nhiều tuần. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh sẽ trở nên nặng hơn, gây ho nặng hơn, xuất hiện nhiều đờm dãi. Ho kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt, nước mũi, kiệt sức. Cơn ho dai dẳng khiến cho trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người, vì vậy có thể bị suy hô hấp, tử vong do nghẹt thở.
Khi nghi ngờ con mắc bệnh ho gà, cần cho trẻ đến khám ở cơ sở y tế càng sớm càng tốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để theo dõi cơn ho, nghẹt thở và ngừng thở. Nếu trẻ ho, nên bế trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu sang một bên. Cần làm thông thoáng đường thở bằng cách nhỏ mũi nước muối sinh lý. Nếu sốt làm mất nước, cần được bù bằng các hình thức uống nước ép trái cây, nước cháo lỏng, tăng thời gian và số lần cho bú (nếu trẻ còn bú mẹ), uống dung dịch oresol...
Bệnh ho gà lây theo đường hô hấp. Cách hiệu quả nhất để phòng bệnh ho gà là tiêm chủng vaccine ho gà đầy đủ và đúng lịch, cụ thể: - Tiêm 3 mũi vaccine có thành phần ho gà cho trẻ vào lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. - Tiêm nhắc lại vaccine phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ lúc 18 tháng. Ngoài ra, cần cách ly những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Không cho trẻ tiếp xúc với người ho gà, nghi bị ho gà. Khi tiếp xúc với bệnh nhân, cần đeo khẩu trang; vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn. |