Bệnh tiêu chảy cấp lúc giao mùa nguy hiểm thế nào với trẻ?

24/02/2018 - 14:07
Thời tiết se lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virut và ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Trong đó, tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp nhất và dễ có nguy cơ phát triển thành dịch.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai) tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng toàn nước hoặc trong phân có lẫn máu. Thời gian bị tiêu chảy không quá 14 ngày. Tiểu chảy cấp là một trong những nguyên nhân chính làm mất nước và rối loạn điện giải, gây ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Chính vì thế, khám và điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em càng sớm càng hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Tác nhân gây tiêu chảy cấp nhập viện thường gặp nhất là Rotavirus.

Theo đó, virus Rota tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn ói và dẫn đến mất nước nhanh chóng. Trẻ có thể tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Loại virus này có thể tồn tại rất lâu trong môi trường và đề kháng với các chất tẩy rửa thông thường như cồn, nước Javel nên có khả năng lây nhiễm rất cao.
sot1.jpg
Bé có thể bị tiêu chảy cấp nên phụ huynh phải chú ý chăm sóc

 Virus Rota lây truyền chủ yếu qua con đường phân, miệng và tay. Chúng được thải ra ngoài theo phân của bệnh nhi và tồn tại nhiều ngày trên bề mặt các đồ vật xung quanh trẻ như bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi, các vật dụng trong nhà. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Trong đó, bé từ 3 đến 24 tháng tuổi là đối tượng bị tấn công mạnh nhất. Nguy cơ nhiễm bệnh của các trẻ nhỏ là rất cao vì các bé có xu hướng hay ngậm tay mà vẫn còn chưa biết rửa tay.

Khi bị bệnh, bé sẽ có các triệu chứng như sốt, quấy khóc, sau đó nôn ói dữ dội và tiêu chảy. Nôn ói và tiêu chảy có thể đến 20 lần một ngày, phân thường nhiều nước, có thể có đàm không có máu. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 3 đến 9 ngày nhưng để hồi phục hẳn có khi phải mất đến 3 tuần. Nếu không được điều trị bù nước kịp thời và thích hợp trẻ sẽ mất nước nặng, toan máu thậm chí tử vong. Sau đợt bệnh, trẻ dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng dù đã được nâng đỡ dinh dưỡng thích hợp.

Trường hợp trẻ mắc bệnh, giải phát tốt nhất là đề phòng biến chứng mất nước, bù nước bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng thích hợp. Khi trẻ có diễn biến nặng, gia đình cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để truyền dịch bằng tĩnh mạch.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm