Đông y thường sử dụng vỏ quả bí, gọi là đông qua bì, hạt bí để làm thuốc. Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thũng, thanh nhiệt, tiêu viêm. Hạt bí đao có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, trừ giun…
Tại Việt Nam, bí đao được trồng khắp nơi để lấy quả. Ảnh minh họa: herbalplantslanka |
TS Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc từ bí đao:
1. Tiểu không thông, tiểu đục, tiểu ra chất nhầy: Dùng vỏ bí đao sắc đặc lấy nước uống mỗi ngày.
2. Đái tháo đường:
- Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn), mỗi loại 20g. Nấu với 1 lít nước, đun sôi 10 phút. Uống cả ngày.
- Vỏ bí đao, vỏ dưa hấu, thiên hoa phấn (qua lâu căn), mỗi loại 20g. Nấu với 1 lít nước, đun sôi 10 phút. Uống cả ngày.
- Bí đao (còn tươi cả vỏ và hạt) 100g, củ mài 50g, lá sen 50g. Nấu nước uống cả ngày.
3. Chữa miệng khát, tâm phiền: Dùng thịt quả bí đao 300g, thu hoạch vào mùa hạ - thu rồi phơi khô dưới nắng hoặc sấy than, sau đó nghiền nát. Mỗi lần dùng 1/10 lượng nêu trên, sắc nước gạt bỏ bã, uống nước khi còn ấm.
4. Phù thũng (cả mình và mặt đều bị phù)
- Bí đao cùng hành củ nấu canh với cá chép ăn thường xuyên.
- Bí đao, đậu đỏ mỗi loại 40g, sắc đặc uống hằng ngày.