Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không?

Kim Phụng
06/04/2021 - 13:50
Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không?
Việc tiêm vắc-xin COVID-19 được thực hiện tại cơ delta, vì thế nhiều người đang mắc các bệnh mãn tính về vai như viêm quanh khớp vai thể đông cứng, đau vai thắc mắc rằng liệu họ có tiêm được không?

Những người bị đau vai, viêm khớp vai thể đông cứng (fozen shoulder) hay từng có tiền sử phẫu thuật vai băn khoăn rằng liệu họ có tiêm vắc-xin COVID-19 được không? Khi mà, việc thực hiện tiêm chủng vắc-xin này được thực hiện ở bắp tay - cơ delta.

Dưới đây là câu trả lời của TS.BS Dipit Sahu, Bác sĩ Tư vấn MS Phẫu thuật Vai, Bệnh viện cơ sở Sir HN Reliance, Bệnh viện Jupiter, Mumbai được đăng tải trên Times of India ngày 03/4/2021.

Việc quan tâm tới mối liên hệ giữa khả năng tiêm chủng của các bệnh nhân có tiền sử đau vai hay các bệnh quanh khớp vai và tiêm vắc-xin COVID-19 là hoàn toàn dễ hiểu khi mà tỷ lệ người dân mắc các bệnh này chiếm khoảng 4 - 5 % (theo Uptodateđối với viêm khớp vai thể đông cứng. 

Để có thể hiểu rõ mối liên quan thì nhóm các nhà khoa học đã liên hệ với 50 bệnh nhân bị đau vai và các bệnh liên quan tới vai gần đây nhất và hỏi xem: "Liệu rằng các vấn đề về vai của họ có bị tăng lên hay họ có gặp phải bất kì một tác dụng phụ nào liên quan tới tiêm vắc-xin COVID-19 hay không?".

Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không? - Ảnh 1.

Vắc-xin COVID-19 được tiêm ở vùng cơ delta của bắp tay (Ảnh: Internet)

Nhóm tham gia khảo sát có độ tuổi từ 40 đến 80 tuổi. Kết quả khảo sát cho thấy, không ai trong số họ gặp phải bất kì một tác dụng phụ nào và không xuất hiện thêm các cơn đau vai sau tiêm chủng. Mặc dù trước đó, họ bị chẩn đoán là bị viêm khớp vùng vai thể đông cứng hay từng có tiền sử phẫu thuật vai trong ít nhất 5 tháng trở lại gần nhất.

Thuốc chủng ngừa COVID-19 được tiêm ở bắp tay - vùng cơ delta vì đây được xem như vùng cơ khỏe nhất của cơ thể. Cơ bắp hỗ trợ vào quá trình tiêu tán vắc-xin được tiêm vào nhanh hơn, đảm bảo việc giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng mang tính chất cục bộ do tiêm vắc-xin COVID-19 gây ra.

Hơn nữa, với vắc-xin mRNA được tiêm trong cơ delta sẽ sinh ra protein đột biến tại cơ hoặc trong các hạch bạch huyết - đây chính là điểm giao nhau của các tế bào miễn dịch. Về mặt giải phẫu, cơ delta có cấu tạo từ ba loại sợi riêng biệt gọi là sợi trước (sợi đòn), sợi bên (sợi mỏm) và sợi sau (Sợi gai) bao quanh khớp vai.

Với bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng thì bao khớp vai bị dày lên và co cứng kèm theo đó là sự hạn chế vận động của khớp vai với mức độ đau từ nhẹ tới nặng khác nhau tùy từng bệnh nhân. 

Ngoài ra, với bệnh nhân bị đau vai do viêm bao hoạt dịch thì cơn đau lại xuất phát tại cấu trúc sâu hơn được gọi là mô bao hoạt dịch.

Như vậy, có thể thấy việc tiêm vắc-xin COVID-19 vào cơ delta được xem như là an toàn do cơ delta là một dạng mô bề mặt, cấu trúc dày, nằm bên dưới lớp mỡ dưới da. Do đó mà việc vắc-xin gây ra tác động tới các bao khớp là rất hiếm gặp.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi: "Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không?"HOÀN TOÀN CÓ THỂ.

Liên quan tới vùng tiêm chủng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm vào kĩ thuật tiêm của các nhân viên y tế đã được đào tạo chuyên sâu và cẩn thận để xác định đúng vị trí của cơ delta.

TS.Dipit Sahu cũng nói thêm, trong hầu hết các bệnh lý về vai, trừ một số trường hợp hiếm gặp thì cơn đau vai hầu như không bao giờ bắt nguồn từ cơ delta. Chỉ khi cơ delta của bạn bị tổn thương do các hoạt động như ngã hay tai nạn thì mới gây ra các cơn đau vai.

Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không? - Ảnh 2.

"Bị đau vai, viêm quanh khớp vai thể đông cứng tiêm vắc-xin COVID-19 được không?": câu trả lời là HOÀN TOÀN CÓ THỂ (Ảnh: Times of India)

Như vậy, cho tới hiện tại chưa có một bằng chứng cụ thể nào liên quan tới việc tiêm vắc-xin COVID-19 chống chỉ định cho bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng và cũng chưa có trường hợp nào báo cáo về việc nhóm bệnh nhân này gặp các cơn đau vai tăng lên sau khi tiêm.

Những phản ứng phụ sau tiêm mang tính chất tại chỗ và đau nhẹ đã được báo cáo ở nhóm người có tình trạng sức khỏe bình thường nhưng chỉ thoáng qua và biến mất hoàn toàn sau từ 1 đến 2 ngày. Hơn nữa, những cơn đau này chứng tỏ rằng hệ miễn dịch của bạn đang hoạt động tốt sau khi tiếp nhận vắc-xin.

Tuy nhiên, trong trường hợp với những người đang bị đau vai cấp tính, đau vai nặng hay gặp một chấn thương ở vai thì nên đợi một vài ngày cho tới khi cơn đau qua đi rồi mới thực hiện tiêm vắc-xin COVID-19.


Nguồn: timesofindia
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm