Được biết, tháng 5/2016, cô Farah Alhajeh đã được một công việc thông dịch mời phỏng vấn tại Uppsala, phía bắc Stockholm.
Khi đến nơi, cô đã nói với người phỏng vấn là nam giới và là giám đốc điều hành tại công ty rằng cô không muốn bắt tay do quy tắc tôn giáo về đức tin của cô. Thay vào đó, cô chào đón anh bằng cách đặt một bàn tay lên tim.
Alhajeh nói với Tòa án Lao động Thụy Điển rằng, người phỏng vấn đã đỏ mặt và nói: “Ở đây, mọi người đều bắt tay”. Sau đó, cô đã bị đuổi ra khỏi văn phòng và cuộc phỏng vấn kết thúc như vậy.
“Ngay khi tôi bước vào thang máy, tôi bật khóc. Điều đó chưa bao giờ xảy ra với tôi trước đây. Nó thực sự rất tồi tệ”, cô chia sẻ với SVT.
Sau đó, Alhajeh đã quyết định báo cáo vụ việc về công ty trên lên Thanh tra phân biệt đối xử của Thụy Điển và họ đã quyết định đưa khiến nại của cô ra tòa.
“Tất nhiên việc một ông chủ yêu cầu nhân viên đối xử với tất cả các đồng nghiệp như nhau là hợp lý, nhưng ông chủ đó cũng phải có khả năng chào đón mọi người theo những cách khác nhau phù hợp với họ”, một phát ngôn viên của Thanh tra phân biệt đối xử Thụy Điển nói trên SVT.
Mới đây, Tòa án Lao động Thụy Điển đã đưa ra phán quyết cuối cùng ủng hộ Alhajeh và yêu cầu công ty trả 40.000 SEK (3.426 bảng Anh, tương đương hơn 100 triệu VNĐ) tiền đền bù cho Alhajeh.
“Tôi tin vào Chúa, điều rất hiếm ở Thụy Điển... và tôi có thể làm điều đó và được chấp nhận miễn là tôi không làm tổn thương bất cứ ai. Ở đất nước tôi, bạn phải đối xử công bằng với phụ nữ và đàn. Tôi tôn trọng điều đó. Đó là lý do tại sao tôi không có bất kỳ tiếp xúc vật lý với nam giới hay cả với nữ giới. Tôi có thể sống theo các quy tắc của tôn giáo, đồng thời tuân theo các quy tắc của đất nước mà tôi đang sống”, Alhajeh chia sẻ với BBC.