Trong bài phát biểu ngày 1/5 trước người ủng hộ, bà Le Pen đã mượn nguyên văn một đoạn trong bài phát biểu của ông Fillon hồi giữa tháng 4, đoạn nói về những người học tiếng Pháp ở Argentina và Ba Lan và những người đang trong danh sách chờ học tại trung tâm tiếng Pháp chính thức ở nước ngoài Alliance Francaise. Bà nói thêm vào bình luận của ông Fillon rằng điều này chứng tỏ Pháp không chỉ là một cường quốc quân sự và công nghiệp, mà có thể trở lại thành một cường quốc lớn như trước đây.
Bà Marine Le Pen phát biểu trước người ủng hộ ngày 1/5 |
Báo chí Pháp và mạng xã hội đã chỉ trích rằng đây là một vụ đạo văn. Tuy nhiên, các trợ lý của bà Le Pen biện hộ rằng đây là một cách để hướng tới và đánh vào tâm lý các cử tri đã bầu cho ông Fillon, người đã thua ngay trong vòng một cuộc bầu cử tổng thống hôm 23/4 vừa qua.
Giám đốc tranh cử của bà Le Pen, ông David Rachline thậm chí còn nói đây là một cách để "bày tỏ lòng kính trọng" tới ông Fillon. Hiện ông Fillon chưa đưa ra bình luận gì về việc này. Bản thân ông Fillon sau khi thừa nhận thất bại đã kêu gọi cử tri của mình bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron.
Giám đốc tranh cử của bà Le Pen, ông David Rachline thậm chí còn nói đây là một cách để "bày tỏ lòng kính trọng" tới ông Fillon. Hiện ông Fillon chưa đưa ra bình luận gì về việc này. Bản thân ông Fillon sau khi thừa nhận thất bại đã kêu gọi cử tri của mình bỏ phiếu cho ông Emmanuel Macron.
Bà Le Pen đã ký thỏa thuận “Liên minh yêu nước và cộng hòa” với ông Nicolas Dupont-Aignan, ứng cử viên về thứ 6 tại cuộc bầu cử vòng 1 |
Ngoài ra, ứng cử viên cực hữu Le Pen đã ký thỏa thuận “Liên minh yêu nước và cộng hòa” với ông Nicolas Dupont-Aignan, Chủ tịch đảng “Nước Pháp đứng lên” (DLF), ứng cử viên về thứ 6 tại cuộc bầu cử vòng 1 vừa qua. Theo đó, bà cam kết sẽ bổ nhiệm ông Dupont-Aignan làm Thủ tướng nếu bà chiến thắng ở vòng 2.
Thỏa thuận “Liên minh yêu nước và cộng hòa” này đề xuất điều chỉnh để đáp ứng những ưu tiên và thách thức mà Chính phủ Pháp sẽ phải đối mặt ngay lập tức. Thỏa thuận vẫn giữ chủ trương trục xuất người nhập cư trái phép và đề cao đạo đức chính trị nhằm chống lại xung đột lợi ích.
Thỏa thuận “Liên minh yêu nước và cộng hòa” này đề xuất điều chỉnh để đáp ứng những ưu tiên và thách thức mà Chính phủ Pháp sẽ phải đối mặt ngay lập tức. Thỏa thuận vẫn giữ chủ trương trục xuất người nhập cư trái phép và đề cao đạo đức chính trị nhằm chống lại xung đột lợi ích.
Bà Le Pen còn tuyên bố bà muốn thay thế Liên minh châu Âu (EU) bằng một "liên minh các quốc gia châu Âu tự do và có chủ quyền”. Phát biểu trên đài phát thanh Europe 1, bà Le Pen nhấn mạnh: "Tôi là một người châu Âu nhưng tôi không muốn duy trì cấu trúc chính trị của EU hiện nay. Dù được gọi là Liên minh châu Âu nhưng liên minh này đã hoàn toàn đi lệch phương hướng. Có lẽ chúng ta sẽ tìm cho nó một cái tên mới, một châu Âu mới của các dân tộc và sự hợp tác".
Bà Le Pen cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng với các nước châu Âu đang chịu thiệt thòi vì EU "thay đổi triệt để mô hình hoạt động" của liên minh này.
Bà Le Pen cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng với các nước châu Âu đang chịu thiệt thòi vì EU "thay đổi triệt để mô hình hoạt động" của liên minh này.
Bà Marine Le Pen quyết tâm tiến vào điện Elysée |
Bà Le Pen tuyên bố vòng 2 sẽ là cuộc chiến vì tương lai nước Pháp. Quan điểm của bà là đưa Pháp rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và củng cố biên giới, đều trái ngược với của ông Macron. Đặc biệt bà Le Pen nói rằng nếu bà trở thành Tổng thống, nước Pháp sẽ không còn ở trong khối NATO bởi vì tổ chức này hoàn toàn không cần thiết.
Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất trước thềm cuộc bỏ phiếu vòng hai ngày 7/5 tới cho thấy bà Le Pen có thể nhận được 40% số phiếu, thua xa ông Emmanuel Macron, ứng cử viên độc lập 40 tuổi, người có thể sẽ nhận được 60% phiếu bầu. Thế nhưng, sau diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái, các cử tri Pháp cho rằng những kết quả thăm dò dư luận sẽ không nói lên điều gì.