Bình Dương: Vì sao giao dự án siêu "khủng" cho doanh nghiệp nhiều "vết" như Kim Oanh?

P.V
26/12/2020 - 13:00
Bình Dương: Vì sao giao dự án siêu "khủng" cho doanh nghiệp nhiều "vết" như Kim Oanh?
Nếu tỉnh Bình Dương làm đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, nhằm tìm ra chủ đầu tư có năng lực, uy tín, để triển khai dự án Hòa Lân thì Công ty Kim Oanh khó được chọn.

Dự án siêu "khủng" nhưng nhiều tai tiếng

Dự án Hòa Lân (thị xã Thuận An, Bình Dương) rộng tới 50 ha, nếu trừ đi các hạng mục công cộng vẫn có giá trị ít nhất là 5.000 tỷ đồng. Theo giá giao bán trên các trang mua bán bất động sản, đất khu vực này đang giao động ở mức 30 triệu đồng/m2.

Hiện đang có nhiều lùm xùm xung quanh dự án được cho là "màu mỡ" này khi công ty trúng thầu quyền sử dụng đất tại dự án này lại không phải là chủ đầu tư của dự án. Nên đang đặt ra vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án này như thế nào? Hoặc thay đổi chủ đầu tư dự án ra sao? Khi Kim Oanh là đơn vị trúng thầu quyền sử dụng đất còn Thiên Phú mới là chủ đầu tư dự án.

Toàn cảnh dự án Hòa Lân

Toàn cảnh dự án Hòa Lân

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận định, nếu Kim Oanh được giao làm chủ đầu tư dự án thì sẽ có ngay 3.500 tỉ đồng.

Được biết, trong dự án Hòa Lân có 2 loại đất: Đất giao có thu tiền sử dụng đất và đất giao không thu tiền sử dụng đất. Công ty Kim Oanh chỉ trúng đấu giá phần đất được giao có thu tiền. Phần đất mà chủ đầu tư cũ là Công ty Thiên Phú được giao không thu tiền thì luật pháp nghiêm cấm việc thế chấp, chuyển nhượng. Ngân hàng Agribank Chợ Lớn không nhận thế chấp, không có quyền gì với phần diện tích đất giao không thu tiền và cũng không có quyền bàn giao khu đất này cho công ty Kim Oanh.

Liên quan đến vấn đề này, một luật sư phân tích, để lựa chọn nhà đầu tư mới cho dự án Hòa Lân thì tỉnh Bình Dương cần phải ra quyết định thu hồi dự án từ công ty Thiên Phú. Tính toán thanh lý những quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng của chủ đầu tư cũ sau đó mới làm quy trình lựa chọn nhà đầu tư khác có năng lực tốt hơn, đảm bảo đủ năng lực để có thể thực hiện được dự án. Vì vậy tỉnh Bình Dương cũng rất khó có thể chấp thuận cho công ty Kim Oanh làm chủ đầu tư dự án.

Bởi lẽ, nếu tỉnh Bình Dương làm thủ tục chuyển giao Dự án Hòa Lân cho Công ty Kim Oanh mà không thực hiện theo quy trình đánh giá lựa chọn nhà đầu tư lại từ đầu thì tức là có dấu hiệu của lợi ích nhóm, cố tình thực hiện sai quy định của pháp luật.

Nếu tỉnh Bình Dương làm đúng quy trình lựa chọn nhà đầu tư, nhằm tìm ra chủ đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm, có uy tín, để triển khai dự án Hòa Lân thì Công ty Kim Oanh khó lòng được lựa chọn vì những lùm xùm, tai tiếng của công ty này trong thời gian qua.

Dự án Hòa Lân 10 năm nay chưa triển khai được

Dự án Hòa Lân 10 năm nay chưa triển khai được Dự án Hòa Lân 10 năm nay chưa triển khai được

Kim Oanh có xứng đáng để làm chủ đầu tư Dự án Hòa Lân?

Nhiều yếu kém của Kim Oanh đã bộc lộ trong thời gian qua. Cụ thể, về tài chính, công ty này trúng thầu quyền sử dụng đất nhưng lại thanh toán nhỏ giọt... Ngoài ra, Kim Oanh có lịch sử nợ tiền thuế, khi mới đây còn nợ tiền mua đấu giá nhiều năm cả 3 khu Hòa Lân, Cầu Đò, Mỹ Phước 4…

Kim Oanh còn có nhiều tai tiếng, sai phạm như chiếm cả đất công phân lô bán nền tại khu Mỹ Phước 4; bất chấp pháp luật bán toàn bộ dự án Singa City tại quận 9, TP.HCM khi không đủ điểu kiện mở bán, đẩy hàng trăm hộ gia đình vào tình cảnh không thể xây nhà; mua bán hàng trăm ha đất cấm chuyển nhượng tại khu Cầu Đò, Mỹ Phước 4; có dấu hiệu trốn thuế khi hạ thấp giá của hợp đồng chuyển nhượng … Cơ quan điều tra đã khởi tố hai vụ án để điều tra về các dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến công ty Kim Oanh.

Chính vì thế, nhiều người cho rằng, công ty này không xứng đáng để được giao làm chủ đầu tư thục hiện Dự án Hòa Lân. Hơn nữa, doanh nghiệp này đang dính dáng đến những vụ án lừa đảo, trốn thuế nên không thể xác định trước tương lai nếu như lãnh đạo doanh nghiệp vướng với pháp luật.

Dự án Hòa Lân là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển của thị trường bất động sản, kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương nhưng đã bị treo 10 năm không thể triển khai, nay càng không thể mạo hiểm giao dự án Hòa Lân cho công ty Kim Oanh.

Chỉ riêng tiền đấu giá đất, tiền thuế… Công ty Kim Oanh còn chây ỳ, chậm trả thì doanh nghiệp này lấy đâu ra nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng khu đô thị? 

Trong trường hợp này, để giải quyết số tiền công ty Kim Oanh trúng đấu giá, các chuyên gia mách nước hai phương án: Thứ nhất, xem xét lại quy trình đấu giá, đánh giá các sai phạm nghiêm trọng và hủy kết quả đấu giá. Trả lại tiền cho công ty Kim Oanh.

Thứ hai, thực hiện các bước thu hồi dự án, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự để nhận chuyện nhượng quyền sử dụng đất từ công ty Kim Oanh sau khi đối trừ những khoản tiền lãi suất mà công ty Kim Oanh đã chây ỳ chậm trả tiền trúng đấu giá theo đúng nội dung kết luận thanh tra đã nêu.

Có như vậy, mới đảm bảo được sự minh bạch, công bằng cũng như tránh những nguy cơ thất thoát tiền của nhà nước.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm