pnvnonline@phunuvietnam.vn
90,06% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi
Ngày 20/11, với 90,06% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động(sửa đổi).
Kiến nghị bổ sung quy định gia hạn hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ
Sáng nay 23/10, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Trong đó, điều khoản 34 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến sự tác động của điều khoản này tới đối tượng lao động nữ.
Mang thai 6, 7 tháng đi làm thêm ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi
Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) tổ chức chiều nay, 11/9 tại Hà Nội. Nhiều vấn đề nóng được đặt ra liên quan đến lao động nữ, đã được sôi nổi thảo luận dưới các góc nhìn khác nhau, như tăng tuổi hưu, bảo vệ thai sản hay tăng thời gian làm thêm…
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp lo bị ‘khóa chân’
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, một số điều khoản quy định trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi chưa thực sự phù hợp và sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Tăng giờ làm là 'tối kiến'?
Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cùa Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã khẳng định, việc tăng giới hạn tổng số giờ làm thêm của người lao động trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chỉ là bất đắc dĩ và chỉ nên tăng ở một số ngành, lĩnh vực nhất định, trong luật, hoặc Chính phủ phải có danh mục cụ thể những ngành nghề được tăng.
Cần có danh mục cụ thể các ngành nghề nâng tuổi nghỉ hưu
Làm thêm giờ, tuổi nghỉ hưu đối với nam giới và phụ nữ, lao động khu vực phi chính thức... là những chế định được các đại biểu quan tâm và cho ý kiến thẳng thắn tại hội nghị bản biện xã hội góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngày 3/6/2019 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQVN đã tổ chức
4 vấn đề cần hoàn thiện để thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động
Trong Hội thảo tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động sáng 19/10, các vấn đề về thu hẹp, tiến tới xóa bỏ khoảng cách về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ; Hoàn thiện các quy định phòng, chống quấy rối tình dục nơi làm việc; bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới, không phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong thực hiện chức năng thai sản, chăm sóc con nhỏ… đã được đặt ra với những đòi hỏi về sự thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện.
Thúc đẩy nam giới chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình
Cân bằng tuổi hưu giữa nam và nữ; thắt chặt các điều khoản về quấy rối tình dục; xóa bỏ định kiến thể chất phụ nữ yếu hơn đàn ông; thúc đẩy nam giới chia sẻ việc nhà... là những ưu tiên của UN Women và Đại sứ quán Úc vừa tư vấn với Chính phủ Việt Nam.
Thúc đẩy hợp tác nhằm xóa rào cản với phụ nữ trong tham gia kinh tế
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thu Hà đã có buổi làm việc với ông Layton Pike, Đại biện lâm thời, Phó Đại sứ Úc tại Việt Nam bàn tới một số vấn đề liên quan tới lao động nữ, liên quan tới Bộ luật lao động sửa đổi.
Không thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2017
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ 22/5 đến 21/6 với 22 ngày làm việc. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Lao động với nhiều qui định liên quan đến lao động nữ bị rút khỏi chương trình, không được thông qua trong năm 2017.