Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên vì tại sao một ca sĩ, nhạc sĩ lại có thể được trao tặng giải thưởng Nobel văn học. Thực chất, trong những đề cử của giải Nobel văn học, ngoài các thể loại thơ, văn xuôi và kịch thì còn có cả ca từ. Bob Dylan đã vượt qua tất cả những tên tuổi danh tiếng khác, trong đó có nhà văn “kém may mắn” Murakami để chiến thắng giải thưởng Nobel văn học của năm nay.
Nhà hoạt động nhân quyền lỗi lạc
Bob Dylan lãng tử khi còn trẻ |
Nhiều người nhận định, Nobel được trao cho Bob Dylan hoàn toàn xứng đáng vì những điều cao cả ông đã thực hiện vì nhân quyền được truyền tải trong các ca khúc.
Trong những năm 1950 đầy khốn khổ, Bob Dylan là một trong những giọng hát tiêu biểu, đại diện cho cả một thế hệ. Ông vừa hát và viết ca khúc về các cuộc cách mạng đang rung chuyển thế giới dù mới chỉ chơi trong các ban nhạc rock ‘n’ roll trong các ban nhạc của các trường trung học ở địa phương (bang Minnesota, Mỹ).
Sau những năm 1950, âm nhạc dần được thống trị bởi những cái tên khác như Elvis Presley hay Buddy Holly, Dylan vẫn trung thành với việc sáng tác bằng tinh thần tự do. Ông dựa vào ảnh hưởng của văn học để phản ánh tư tưởng chính trị thời đại. Ông đã cho ra đời hàng loạt ca húc thể hiện sự tức giận, căm ghét chiến tranh như: Master of war, A hard rain’s, A-Gonna fall.
Không chỉ sáng tác, ông từng tham gia cuộc “Tuần hành về Washington cho việc làm và tự do” vào năm 1963 - thời điểm quyết định cho phong trào dân quyền Mỹ.
Trong giai đoạn chiến tranh lạnh căng thẳng nhất, Dylan đã góp tiếng nói để thu hẹp khoảng cách giữa phong trào dân quyền và tầng lớp trung lưu bảo thủ. Ông đã cho ra đời hàng loạt ca khúc khai thác vào hệ tư tưởng thời đại và được nhiều người ca ngợi như: Blowin’ in the wind, The times they are A-chagin’. Trong đó, ca khúc Blowin’ in the wind còn nổi tiếng vô cùng ở Việt Nam vì đó là ca khúc nói thay suy nghĩ của Dylan và hàng triệu người Mỹ trẻ tuổi trong cuộc phản đối chiến tranh Việt Nam.
Sau này, dù nhiều ban nhạc khác nổi lên nhưng sức ảnh hưởng của ông tới phong trào phản kháng vẫn mạnh mẽ và cộng hưởng. Tạp chí Newsweek mô tả, sức ảnh hưởng của Dylan tới nền âm nhạc đại chúng mạnh mẽ không khác gì nhà bác học Einstein tác động tới vật lý.
“Nhà thơ" vĩ đại nhất
Chủ tịch Ủy ban Nobel văn học Per Wastberg gọi Bob Dylan là 'nhà thơ' vĩ đại nhất |
Nhà thơ Mỹ nổi tiếng Allen Ginsberg từng gọi Bob Dylan là nhà thơ lớn nhất của nửa sau thế kỷ 20 và nhà thơ từng giành giải thưởng Nobel trước đó Andrew Motion tâm sự: Nghe Bob Dylan mỗi ngày. Còn Chủ tịch Ủy ban Novel văn học Per Wastberg phải thốt lên rằng “Bob Dylan có lẽ là nhà thơ vĩ đại nhất”. Sau này, có lẽ cũng không còn ca sĩ – nhạc sĩ nhạc rock nào được sống trong thời kỳ hùng tráng và có sự nghiệp đồ sộ, đặc biệt như Dylan nữa.
Bob Dylan chưa bao giờ phát ngôn theo cách truyền thống mà nói theo cách của riêng mình. Ông đào sâu tâm can để viết nên những ca khúc như để kêu gọi sự hối cải. Chính những suy nghĩ ông muốn bày tỏ lại chạm đến trái tim của công chúng – những người đồng cảm với ông. Đó là điều mà người khác không thể làm nổi – theo Wilentz, giáo sư lịch sử Trường Đại học Princeton (Mỹ). Chính điều đó đã biến ông thành một người nghệ sĩ mang chất thơ trong âm nhạc.
Bob Dylan tên thật là Robert Allen Zimmerman, sinh năm 1941 tại bang Minnesota, Mỹ trong một gia đình Do thái. Bob Dylan đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật. Trong đó có 11 giải Grammy, 1 giải Oscar Âm nhạc xuất sắc nhất, giải Pulitzer với những “tác phẩm trữ tình thể hiện sức mạnh thi ca phi thường”. Năm 2012, ông còn được Tổng thống Barack Obama trao tặng Huy chương Tự do Tổng thống, giải thưởng công dân cao quý nhất của nước Mỹ. |