Bón phân cho lúa bằng vi khuẩn chuyển gene

Mai Nguyễn (dịch)
27/04/2022 - 14:31
Bón phân cho lúa bằng vi khuẩn chuyển gene
Các chuyên gia ở Viện Hóa sinh (IBC) thuộc ĐH Washington đã dùng vi khuẩn chỉnh sửa gene để thay cho nhiều loại phân bón đang sử dụng.

Theo nghiên cứu công bố đăng trên tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Vi sinh học Mỹ (ASM) số tháng 2/2022, lâu nay người ta thường bón phân cho lúa, cây trồng bằng Urea, Amoniac (NH3), phân bón tổng hợp. Tuy nhiên, nhược điểm cách bón phân này là lãng phí, gây ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất. Để khắc phục, các chuyên gia ở Viện Hóa sinh (IBC) thuộc ĐH Washington đã dùng vi khuẩn chỉnh sửa gene để thay cho những loại phân bón nói trên.

IBC đã chỉnh sửa gene của một loại vi khuẩn sống trong đất, có tên Azotobacter vinelandii (A.vinlandii), có thể chuyển hóa nitơ trong môi trường thành amoniac. 

Nhờ kỹ thuật này mà khả năng sản sinh và bài tiết amoniac của những chủng vi khuẩn mới đã được tăng cường, thường xuyên, nhất quán và ở nồng độ cao hơn nhiều, bất kể môi trường.

Việc sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gene thay cho việc đưa gen chuyển vào bộ gene A.vinlandii đã cho phép tránh được các yêu cầu quy định có thể làm cho quá trình phát triển chậm hơn, khó hơn và tốn kém hơn. 

"Việc áp dụng rộng rãi thành công các loại phân bón sinh học này cho nông nghiệp sẽ giảm thiểu ô nhiễm, cung cấp các cách thức bền vững để quản lý chu trình nitơ trong đất, hạ giá thành sản xuất và tăng tỷ suất lợi nhuận cho nông dân và tăng cường sản xuất lương thực bền vững bằng cách cải thiện độ phì nhiêu của đất", tiến sĩ Florence Mus, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm