pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cách đơn giản để hình thành một thói quen tốt
Làm thế nào để rèn luyện nên một thói quen?
Hẳn rằng không ít người biết đến nguyên tắc 21 ngày. Chỉ cần kiên trì lặp lại hành vi trong 21 ngày thì nó sẽ trở thành thói quen của bạn.
Nguyên tắc này đã được một vị bác sĩ chỉnh hình thế kỷ 21 đưa ra, vì ông phát hiện bệnh nhân sau khi chỉnh hình thì cần 21 ngày làm quen với tạo hình mới.
Thế nhưng nguyên tắc này có một lỗ hổng. Đó chính là tùy vào mỗi người mà thời gian hình thành thói quen cũng không giống nhau.
1. Thói quen đi đôi với cảm xúc
Đại học Luân Đôn đã làm một nghiên cứu, mời 96 người cùng thực hiện thí nghiệm. Kết quả, chuyên gia phát hiện mỗi người lại có thời gian rèn luyện thói quen khác nhau, từ 14 ngày đến 254 ngày đều có.
Nghiên cứu này đã bổ sung thêm một thông tin cho nguyên tắc 21 ngày. Nhưng sự lặp đi lặp lại hành động vẫn là tiền đề để rèn luyện thành thói quen.
Mới đây, cuốn sách “Xem suy ngẫm thành thói quen” của Hàn Diễm - nữ CEO của Cheerspublishing, một ứng dụng đọc sách nổi tiếng của Trung Quốc, đề cập một hướng phát triển mới. Đó là cơ sở của việc hình hành thói quen không phải chỉ dựa vào sự lặp đi lặp lại, mà còn ở cảm xúc, hay nói đúng hơn chính là niềm vui khi chúng ta làm một hành động bất kỳ.
Sự lặp đi lặp lại và thói quen có mối quan hệ tương quan, chứ không phải nhân quả.
Theo chúng ta được biết, nếu áp dụng quan hệ nhân quả vào nguyên tắc 21 ngày thì một việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần có thể trở thành thói quen.
Song, nếu thực hiện việc này chỉ dựa vào sự trùng lặp, mà không tồn tại cảm xúc thì nguyên tắc 21 ngày ở đây chưa chắc chính xác. Bởi lẽ cảm xúc không có, động lực cũng không có!
Bạn phải công nhận sự quan trọng của cảm xúc và động lực. Thật ra, có vô số việc không cần được lặp đi lặp lại cũng trở thành thói quen.
Ví dụ như khi bạn lần đầu tiên đặt đồ ăn qua ứng dụng online, cảm thấy cực kỳ tiện lợi. Bạn phát hiện làm việc này vô cùng thích thú, vừa nhanh gọn vừa không tốn sức. Từ đó, bạn đã có một thói quen mới chính là thích đặt đồ ăn qua mạng, không cần phải nhọc công xuống bếp.
Một ví dụ khác đó là: Sau khi thử một lần gửi tin nhắn thoại qua ứng dụng Messenger, vì để thao tác nhanh chóng hơn nên từ đó về sau, bạn không còn thói quen nhắn tin nữa.
Còn nữa, bạn phát hiện đăng ảnh được chỉnh sửa bằng ứng dụng làm được lên trang trạng thái được nhiều lượt thích hơn, ngay cả bản thân cũng yêu thích vì hình ảnh quá đẹp. Kể từ đó, bạn không còn đăng ảnh gốc như lúc trước, mà bắt buộc phải qua vài lớp chỉnh sửa bằng ứng dụng thì mới yên tâm đăng tải.
Có thể thấy, khi bạn trải nghiệm một hành động với đủ đầy cảm xúc tích cực, thì điều đó dễ hình thành thói quen khiến bạn thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Lúc này, quan hệ kết quả không còn nghĩa lý gì nữa.
2. Yếu tố quan trọng nhất của quá trình hình thành thói quen
Trong mô hình hành vi Fogg có 3 yếu tố: động lực, năng lực và kích thích. Trong đó, động lực chiếm vai trò quan trọng nhất. Mà cảm xúc lại là cốt lõi của động lực.
Cũng giống như khởi động một chiếc xe phải cần đến động cơ. Sau khi bánh đã chạy thì cần tiếp thêm xăng dầu để xe không ngừng tiến về phía trước. Xăng dầu ở đây chính là cảm xúc tích cực trong quá trình thực hiện hành động.
Theo đó, trước khi muốn hình thành thói quen nào đó, bản thân mỗi người phải có động lực.
Vậy thì làm sao để có động lực?
Hãy nghĩ đến kết quả sau khi bạn có được thói quen đó. Không ngừng khen thưởng bản thân. Lắm lúc chỉ là một tiếng “YES” hoặc cái vỗ tay hoan hô khi bản thân đã thực hiện hành động.
Nghĩ đến niềm vui mỗi khi thực hiện việc đó, bạn tự nhiên muốn lặp đi lặp lại nhiều lần hơn. Thế là thói quen cũng dần được hình thành!
Song, vẫn còn một vấn đề khá quan trọng, đó là cảm xúc là thứ mang tính chủ quan. Cách cảm nhận của mỗi người không giống nhau. Vậy nên chúng ta phải tìm ra cách tạo động lực cho riêng mình, sau đó mới thực hiện bước tiếp theo.
Đương nhiên, thói quen mà không ngừng rèn luyện thì cũng dần bị mai một. Hiểu rõ được điểm mấu chốt này, hình thành một thói quen dễ dàng hơn rất nhiều.