Cách người khôn ngoan đối phó với kẻ nói dối

NGUYỄN HƯỜNG
21/05/2022 - 12:00
Cách người khôn ngoan đối phó với kẻ nói dối
Không có phương pháp nào là phù hợp nhất để đối phó với tất cả những lời nói dối và tùy hoàn cảnh, loại nói dối mà người khôn ngoan sẽ có cách đối phó riêng.

“Tại sao anh lại nói như vậy với em? Anh làm em đau đấy!”

“Em đã đặt tất cả niềm tin vào anh và đây là những gì em phải nhận lại ư? Mọi thứ kết thúc rồi! Đồ dối trá!”

Đôi khi, chúng ta gặp phải những tình huống tương tự, hoặc là người nói dối hoặc bị người khác nói dối. Thật đau lòng khi phát hiện ra sự thật.

Không ai thích bị nói dối nhưng sự thật là chúng ta đều nói dối. Đôi khi chúng ta tha thứ cho kẻ nói dối và đôi khi không. Điều quan trọng là tần suất và mục đích. Có những lời nói dối nhằm mục đích gây hại hoặc để tránh tổn hại. Nói dối là xấu nhưng có thể xuất phát từ ý định tốt.

Nói một cách đơn giản, có hai loại nói dối là vô hại và có hại. Không phải mọi lời nói dối đều có hại. Lời nói dối vô hại là lời nói dối không nhằm mục đích gây hại cho bất kỳ ai, thậm chí còn vì lợi ích của chúng ta. Những lời nói dối này thường với mục đích:

Tránh làm tổn thương những người khác

Những lời nói dối như vậy thường là để bảo vệ giá trị bản thân chúng ta hoặc bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn thương bởi sự thật tàn nhẫn.

Ví dụ: Một người mẹ nói với các con rằng cha của chúng đã đi đâu đó rất xa và chưa thể trở lại trong một thời gian dài. Thực tế là cha của chúng đã qua đời. Trong trường hợp này, người mẹ chỉ đơn giản là không muốn các con biết đến sự thật đau lòng, tiếp tục sống một cuộc sống hạnh phúc.

Tránh xung đột trong giao tiếp

Đây là những lời nói dối nhằm tạo ra sự dễ chịu trong các cuộc trò chuyện.

Ví dụ: Trong buổi trò chuyện, bạn khen ngợi chiếc vòng của người đối diện vì biết họ sẽ rất vui. Đó có thể không hẳn là những gì bạn nghĩ nhưng bạn muốn đôi bên cùng cảm thấy vui vẻ hơn.

Không muốn tiết lộ quá nhiều về cá nhân mình

Đôi khi, quyền riêng tư cá nhân dễ bị xâm phạm và chúng ta chỉ đơn giản là không muốn người khác biết quá nhiều về mình. Ví dụ, bạn có thể nói dối hoặc không tiết lộ cho ai đó biết về một kỷ niệm trong quá khứ để tránh gợi nhớ về những khoảnh khắc đau buồn.

Bảo vệ niềm tự hào và lòng tự trọng

Điều này thường thấy ở những người cần sự thừa nhận của người khác để cảm thấy hài lòng. Họ sẽ phóng đại về những thành tích đạt được hoặc kinh nghiệm của bản thân để nhận được lời khen ngợi và cảm thấy hài lòng.

Những lời nói dối vô hại dù xuất phát từ ý định tốt cũng có thể không thực sự tốt. Tuy nhiên, so sánh với những lời nói dối có hại thì chúng ít gây ra thiệt hại hơn nhiều.

Cẩn trọng với nhừng lời nói dối độc hại

Trong khi đó, những lời nói dối độc hại là nguyên nhân làm tan vỡ những mối quan hệ tốt đẹp. Những lời này xuất phát từ ý định xấu và nhằm thao túng người khác. Chúng ta cần cảnh giác trước những lời nói dối này.

Nói dối để trốn tránh trách nhiệm

Chúng ta đều ghét những hình phạt và nói dối là cách nhiều người chọn để cố tránh xa nó. Điều này thực sự không công bằng và có thể dẫn đến việc ai đó vô tội phải nhận lỗi của chúng ta.

Tận dụng lợi thế của những người khác

Lời nói dối tai hại này được nói ra khi chúng ta muốn người khác ủng hộ khi người đó có vẻ không muốn.

Ví dụ: Khi chúng ta muốn người khác chia sẻ gánh nặng, chúng ta giả vờ là mình rất khó khăn hoặc gặp một số tình huống khẩn cấp cần giúp đỡ.

Không có phương pháp nào là phù hợp nhất để đối phó với tất cả những lời nói dối

Cách chúng ta đối mặt với kẻ nói dối phụ thuộc vào việc chúng ta có muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ hay không. Bên cạnh đó, cần xem xét đến bản chất của những lời nói dối.

Với những lời nói dối vô hại:

Giữ nó trong tim

Việc vạch trần những lời nói dối vô hại có thể đẩy cả bạn và người nói vào tình huống khó xử. Người nói dối giống như sắp bước vào một phiên đối chất và điều đó thật tệ khi họ hoàn toàn không có ý làm tổn thương bạn.

Vậy tại sao không giữ nó trong tim và coi như chúng ta chưa từng biết về nó? Nếu nó không ảnh hưởng đến chúng ta, đôi khi việc giữ lại trong lòng tốt hơn là phơi bày.

Vạch trần sự dối trá nhưng để khiến mọi thứ tốt hơn

Hãy tưởng tượng khi bạn hẹn ai đó những bị từ chối vì họ phải làm thêm giờ. Tuy nhiên, sau đó bạn lại phát hiện họ đang đi chơi với một nhóm bạn khác.

Trong trường hợp này, bạn có thể tìm cách tiết lộ lời nói dối đó trong khi không làm đối phương thấy khó xử. Người nói dối sau đó sẽ hiểu được là bạn hoàn toàn biết về lời nói dối đó nhưng đang cố gắng khiến mọi việc nhẹ nhàng nhất có thể. Họ sẽ biết trân trọng mối quan hệ hơn và không nói dối trong những lần sau nữa.

Vạch trần sự dối trá nhưng thể hiện sự hiểu biết

Cách cuối cùng là bạn cần thể hiện sự hiểu biết đối với người nói dối. Đôi khi, những lời nói dối được nói ra chỉ để họ bảo vệ bản thân. Họ muốn chúng ta chấp nhận và yêu mến họ. Lúc này, chúng ta nên thể hiện sự hiểu biết của mình và tha thứ cho họ.

Với những lời nói dối tai hại:

Công lý cần được thực thi. Đừng ngại đối đầu và phơi bày sự thật. Họ đang lợi dụng bạn và bạn phải là người dừng việc này lại. Việc vạch trần lời nói dối của họ cũng giúp bạn tạo khoảng cách với họ và thận trọng hơn trong những lần tới.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm