pnvnonline@phunuvietnam.vn
Cách xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn
Nhiều người nuôi chuột hamster làm thú cưng, tuy nhiên chuột có thể có biểu hiện cắn người hoặc cắn cả lồng sắt. Vậy bị chuột hamster cắn có sao không? Nên làm gì khi bị chuột hamster cắn?
1. Tại sao chuột hamster cắn người?
Chuột hamster hiện nay trở thành nhiều giống thú cưng được nuôi tương đối phổ biến và có giá thành khá rẻ. Chuột hamster nhỏ nhắn, dễ thương và tinh nghịch. Hamster thường được nuôi theo đàn hoặc còn được nuôi theo cặp trong các chuồng cũng như lồng nuôi nhỏ.
Tuy nhiên, vấn đề thường gặp là chuột hamster thường xuyên cắn bậy, điều này khiến nhiều người trước khi có ý định nuôi chuột cảm thấy lo lắng. Vậy chuột hamster cắn có nguy hiểm không? Có gây bệnh dại không và tại sao chuột lại cắn người.
Một số lý do khiến chuột hamster cắn người như:
- Đa số chuột hamster cắn người do giật mình, khi chuột đang nghỉ ngơi thì người nuôi không nên làm phiền chúng. Hành động ôm chuột lên có thể khiến chuột hamster giật mình. Nếu muốn ôm chuột lên, nên sử dụng thức ăn cho chuột hamster để thử xem liệu chúng có sẵn sàng hay không và nếu chúng có phản ứng tốt thì hãy tiếp tục bế chuột lên, còn nếu chuột không phản ứng lại, tốt hơn hết nên để chuột một mình.
- Khi chuột cái mang thai, chúng cũng sẽ hung dữ nếu có chuột đực hoặc người lạ xuất hiện.
- Đặc biệt, nếu hamster đang quen với chủ mà hung dữ đột ngột thì có thể cắn người do chạm vào chỗ đau, chuột đang bị thương...
- Ngoài ra, chuột hamster có thể cắn người do nhầm với đồ ăn. Chuột là động vật nhìn không rõ, chúng sẽ sử dụng khứu giác để điều hướng. Vì thế, chuột dễ nhầm lẫn với đồ ăn, vì vậy trước khi để tay hoặc chạm tay vào chuột nên rửa tay sạch để tay không dính mùi lạ.
2. Khi bị chuột hamster cắn có sao không?
Thực tế, đối với người nuôi chuột hamster đều hiểu rõ rằng khó có thể tránh khỏi việc bị chuột hamster cắn. Chuột có thể cắn người do bị làm phiền khi đang ngủ, khi tiếp xúc với người lạ, bị stress hoặc bị thương. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân và kiểm tra chuột hamster. Hơn nữa, chuột hamster cũng như các động vật khác, chúng cũng có khả năng tự vệ khi bị đe doạ.
Chuột hamster cắn chảy máu có thể sẽ gây ra một số vấn đề nguy cơ nguy hiểm như mắc bệnh dại, bị viêm phổi, uốn ván hoặc dịch hạch nếu không được tiêm phòng kịp thời nên mọi người cần cẩn trọng.
Khi bị chuột hamster cắn, cần nhanh chóng xử lý vết thương. Đối với các vết thương không chảy máu hoặc không xuất hiện vết rách thì không quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bệnh viện để được tư vấn và có hướng xử lý phù hợp.
3. Cần làm gì khi bị chuột hamster cắn?
Khi bị chuột hamster cắn, đặc biệt đối với tình trạng bị chảy máu ở vết thương thì cần rửa sạch bằng xà phòng trong khoảng 10 phút. Sau đó nên đến bệnh viện để được kiểm tra vết thương, đặc biệt nếu có triệu chứng đau, đỏ và sưng thì không nên chủ quan.
Nếu bạn đang trong quá trình theo dõi vết thương tại nhà, nên lưu ý trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu, nếu vết thương bị sưng lên cần đến bệnh viện, có thể trường hợp này cần dùng kháng sinh.
Một số lưu ý khi bị chuột hamster cắn:
- Nếu bị chuột hamster cắn, nó có thể gây đau đớn do răng chuột hamster dài và có thể đâm thủng da. Vì vậy không nên cố vùng vẫy để thoát ra khỏi hàm răng của chuột hamster.
- Nên hạ lồng chuột xuống, nếu chuột hamster không tự nhả tay bạn ra, nên cho chuột ăn một cái gì đó.
- Không nên la hét vào mặt hamster, điều này sẽ khiến chuột hoảng sợ và có thể khiến bạn bị chuột hamster cắn mạnh và đau hơn.
4. Hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chuột hamster cắn
Để chuột hamster không gây ra các hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ, cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Nhẹ nhàng giúp chuột nhả răng khỏi vết cắn.
- Sau đó cần rửa vết thương. Nếu bị chảy máu, cần nặn hết máu độc ra ngoài sau đó rửa vết thương với xà phòng từ 10 đến 15 phút. Có thể rửa thêm bằng nước muối sinh lý để tăng khả năng sát trùng.
- Sát trùng vết thương để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công vào bên trong.
- Băng bó vết thương do chuột hamster cắn, băng vết thương lại bằng băng gạc. Tuy nhiên, không nên băng bó vết thương quá chặt vì có thể làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu dưới da.
- Cần theo dõi và thăm khám sau khi bị chuột hamster cắn.
5. Bị chuột hamster cắn có cần chích ngừa hay không?
Tốt hơn hết, nên tìm đến cơ sở y tế để kiểm tra sau khi bị chuột hamster cắn để có các biện pháp ngăn ngừa các biến chứng kịp thời.
Thực tế, hầu hết các trường hợp bị chuột hamster cắn đều cần chích ngừa trong 48 giờ đầu, việc chích ngừa càng sớm càng tốt sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng virus, vi khuẩn tấn công sâu hơn.
Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về quá trình tiêm chích sau khi bị chuột hamster cắn đầy đủ, chính xác. Bạn cần tuân thủ theo thời gian để vết cắn của chuột hamster không gây ra các ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Có thể nói, khi bị chuột hamster cắn, mọi người nên cẩn trọng rửa vết thương đúng cách. Sau đó nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kịp thời. Tốt hơn hết, nếu các bạn nuôi chuột hoặc các động vật khác như chó, mèo, nên cẩn trọng tránh việc bị chúng cào, cắn. Vì điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.