Cảm động tình mẫu tử của người mẹ nhiễm HIV/AIDS

01/12/2016 - 15:26
Đối với những người mẹ nhiễm HIV/AIDS, sinh ra con không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này giống như một tia sáng rực rỡ chiếu rọi trong cuộc đời bi kịch của họ.
nguoi-me-aids-1.jpg
Chị Vương Tình và con gái 

Rất nhiều phụ nữ sau khi nhiễm HIV/AIDS đã lựa chọn cuộc sống tách biệt xã hội, trở thành người ‘vô hình’ trong cộng đồng. Niềm an ủi duy nhất của họ đó là, con cái sinh ra - sau khi bản thân mình bị lây nhiễm HIV - vẫn khỏe mạnh và không bị lây từ mẹ sang con.

Vương Tình là một người mẹ mang trong mình căn bệnh thế kỷ, thế nhưng con gái của chị không hề bị lây nhiễm AIDS từ mẹ. Lúc biết tin mình mắc bệnh AIDS, chị đã vô cùng bàng hoàng. Vốn dĩ không hiểu rõ căn bệnh này như thế nào nên mới đầu, chị hoảng hốt cực độ. Chỉ sau khi bác sĩ giải thích và khuyên chị uống thuốc đều đặn có thể khiến bệnh tình ổn định, chị mới cảm thấy được xoa dịu đôi chút.

Sau khi phát hiện mình nhiễm HIV, chị Tình còn phải điều trị bệnh tắc mạch máu não, dùng tới hơn 600 toa thuốc. Qua một thời gian dài sử dụng thuốc, đến nay cơ thể chị vẫn còn phản ứng mạnh với các chất hóa học như đầu óc quay cuồng, mất sức...

Ban đầu, chị Tình hoang mang không rõ nguyên nhân khiến mình lây nhiễm bệnh, sau một lần đến trung tâm CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) lấy thuốc vào tháng 4 năm nay, bắt gặp người chồng cũ đã ly hôn 4 năm trước ở đó, chị mới sững sờ nhận thức được vì sao mình mắc bệnh. Trước đây, sau khi phát hiện anh chồng này là người đồng tính, chị đã nhiều lần cãi vã với anh ta, để rồi đường ai nấy đi, nhưng năm đó chị không hề hay biết anh đã mang virus HIV trong người. Chị Vương Tình sau đó đã đi bước nữa.

nguoi-me-aids-5.jpg

Bệnh AIDS khiến cuộc sống của chị Tình càng thêm cực nhọc. Hơn một năm trước, gần đến ngày vượt cạn, các bệnh viện trong khu vực chị sinh sống đều từ chối tiếp nhận trường hợp của chị. Không còn cách nào khác, chị đành phải vác bụng bầu nặng nề lên trung tâm CDC trên thành phố lớn để kêu cầu sự giúp đỡ, cuối cùng cũng có bệnh viện nhận đỡ đẻ cho chị.

Mẹ chồng chị kiên quyết muốn cháu bà tách rời gia đình có bố mẹ nhiễm bệnh, chị từng nghĩ đến việc ly hôn nhưng lại không muốn mất quyền chăm sóc con, nên dù rất tức giận vẫn cố chịu đựng để được ở bên con gái. Cũng bởi con gái là động lực sống duy nhất của chị, là niềm hy vọng lớn nhất của cả gia đình chị Tình.

nguoi-me-aids-3.jpg
 Bữa cơm sinh hoạt của mẹ con chị Tình và ông bà nội của bé

Vì sợ cho con bú sữa mẹ sẽ bị lây nhiễm bệnh nên chị Tình phải mua sữa bột ngoài cho bé uống, việc này trở thành gánh nặng lớn cho cuộc sống vốn dĩ khó khăn của chị. Người chồng hiện nay của chị đã ‘biến mất’ từ sau khi chị sinh con. Không được chồng chu cấp sinh hoạt phí, bản thân cũng không có thu nhập nên chị phải đi làm để kiếm tiền nuôi con gái.

Tuy nhiên tài chính không phải vấn đề chị lo lắng nhất, chị sợ nhất là căn bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới con mình, bởi: “Trong thôn ai cũng biết cả rồi”. Vì vấn đề hộ khẩu nên việc đưa con tới nhập học ở nơi không ai biết chị nhiễm bệnh là điều khó có thể thực hiện.
nguoi-me-aids-4.jpg

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm