Cam xen canh cây dược liệu cho thu nhập cao lại giúp phòng sâu bệnh
13/09/2017 - 18:15
Ý tưởng sáng tạo của chị Võ Thị Thu, chủ tịch Hội LHPN xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp người dân địa phương có nguồn thu nhập ổn định từ 300 triệu đến 400 triệu/năm.
Hương Thọ là một xã miền núi của huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, có thời tiết không thuận lợi. Hạn hán, mưa lũ thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng không ít tới đời sống của người dân đia phương. Nơi đây, khoa học kỹ thuật chưa đươc áp dụng nhiều vào trong quá trình sản xuất. Cây cam là một trong những loại cây trồng giúp xóa đói giảm nghèo cho dân trong xã. Nhưng trong ba năm đầu, cây cam chưa cho thu hoạch, mà lại đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức và kinh phí để chăm sóc cây. Chính điều này đã gây không ít khó khăn cho bà con. Đất trồng thì có nhiều, nhưng các gia đình trồng cam mới chỉ biết trồng xen canh cây ngắn ngày như ngô, đậu, lạc, không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mảnh đất trồng cam trước khi xen canh cây dược liệu
Là Chủ tịch Hội LHPN xã Hương Thọ, thường xuyên tiếp xúc với đời sống sản xuất của bà con tại địa phương, chị Võ Thị Thu nung nấu ý tưởng phải tìm một loại cây gì phù hợp để đưa vào trồng xen canh có năng suất chất lượng cao nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giúp chị em đỡ vất vả. Sau khi dành thời gian nghiên cứu, tìm kiếm, chị Thu nhận thấy chỉ có cây nghệ, một loại cây dược liệu ngắn ngày là phù hợp, có tính bền vững, đầu ra ổn định, đem hiệu quả kinh tế cao.
Nghệ là cây dược liệu khá phù hợp với điều kiện của Hương Thọ
Trao đổi với PNVN, chị Võ Thị Thu chia sẻ: “Qua tìm hiểu tôi nhận thấy cây nghệ là cây thân thảo, có khả năng chống chịu bệnh cao. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nghệ khá phù hợp với vùng đất địa phương, nên tôi quyết tâm đưa cây nghệ vào vào trồng xen canh với cây cam, nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài. Trong thời gian cây cam chưa đến tuổi thu hoạch thì đã có cây dược liệu cho sản phẩm hỗ trợ, giúp chị em đa dạng nguồn thu nhập, vừa có kinh phí đầu tư vào cây cam, vừa có kinh phí chi tiêu trong gia đình, vừa đảm bảo mật độ cho phủ chống xói mòn cho đất khi trời mưa to, vừa cải tạo cho vùng đất trồng cam trở nên tơi xốp. Trồng cây nghệ xung quanh vườn cam sẽ giúp xua đuổi sâu non, bướm và một số côn trùng khác vì côn trùng rất kỵ với loại cây này. Việc trồng cam xen canh cây nghệ giúp cho cây cam chống đỡ được sâu bệnh và giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường"
Tự tin vào những nghiên cứu của mình, chị Võ Thị Thu đã chủ động thành lập tổ hợp tác trồng cam theo nghị định 151, có 12 thành viên tham gia có ý tưởng và viết tiểu đề xuất Đầu tư mô hình trồng cam xen canh cây dược liệu ngắn ngày.
Khu vườn trồng cam xen cây dược liệu
Trong thời gian đầu, mô hình xen canh này chỉ có 12 hộ làm nhưng đến nay đã có rất nhiều hộ làm theo. Dự kiến đến cuối năm 2017 có khoảng 50 hộ áp dụng mô hình trồng xen canh. Để tìm đầu ra ổn định cho cây nghệ, chị Võ Thị Thu đã trực tiếp đến công ty dược phẩm Hà Tĩnh, gặp giám đốc liên hệ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm dược liệu cho chị em. Khi được ký được hợp đồng, các gia đình đều phấn khởi và yên tâm sản xuất.
Chị Võ Thị Thu tự hào giới thiệu mô hình sáng tạo của mình
Chị Võ Thị Thu không giấu được niềm hạnh phúc khi bước sang năm thứ 2 triển khai mô hình xen canh, số hộ nghèo trong tổ hợp tác giảm từ 5 hộ xuống còn 0 hộ, hộ trung bình từ 7 hộ xuống còn 0 hộ. Mô hình trồng cam xen canh cây dược liệu ngắn ngày đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong độ tuổi lao động của tổ hợp tác, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Hiệu quả kinh tế thu về cũng tăng lên 1,5 – 2 lần so với khi không trồng cây xen canh. Nguồn thu nhập ổn định của tổ hợp tác luôn ổn định từ 300.000.000 đồng – 400.000.000 đồng/năm.
Không chỉ giúp bà con địa phương cải thiện kinh tế gia đình, mô hình của chị Võ Thị Thu còn giúp nâng cao nhận thức cho bà con trong xã về việc tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn loại cây trồng, phân bón, cách sản xuất phù hợp với từng vùng đất. Mô hình này xứng đáng là mô hình điểm để chị em trong xã Hương Thọ và các địa phương lân cận tham quan học tập kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.
Mô hình Đầu tư trồng cam xen canh cây dược liệu ngắn ngày của chị Võ Thị Thu là một trong những sản phẩm đăng ký tham dự Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017.
Ngày Phụ nữ sáng tạo 2017 do Hội LHPN tổ chức gắn với chủ đề “Phụ nữ tham gia giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hoạt động nhằm khơi dậy tinh thần và khả năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam, thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu và Luật phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền vững.
Ngày hội sẽ tôn vinh những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến của phụ nữ trong lĩnh vực giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH. Ngày Phụ nữ Sáng tạo năm 2017 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào dịp 20/10.
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.