Cần cụ thể hóa nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động bình đẳng giới

Hải Yến
24/10/2024 - 12:27
Cần cụ thể hóa nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động bình đẳng giới

Sáng 24/10, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII đã thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi)

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) xác định một trong những quyền, trách nhiệm của công đoàn là "Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới". Vì vậy, cần cụ thể hoá việc sử dụng tài chính công đoàn cho vấn đề này.

Sáng 24/10, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIII đã thảo luận về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Góp ý về quản lý và sử dụng tài chính công đoàn, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương - cho biết, bà nhất trí với những nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn đã quy định tại Đ31 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu Nga đề nghị cần cụ thể hoá hơn với nhiệm vụ ở nội dung: "Hoạt động về giới và bình đẳng giới".

Theo đại biểu Nga, những hoạt động về giới và bình đẳng giới có phạm vi, nội hàm rất rộng trong Luật Bình đẳng giới năm 2006, trong đó quy định "hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.

Trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng xác định một trong những quyền trách nhiệm của công đoàn là "Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn, người lao động".

Bởi vậy, đại biểu Việt Nga đề nghị cần phải cụ thể hoá về nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động về giới và bình đẳng giới và lao động việc làm để đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ và chính xác hơn.

Cần cụ thể hoá nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động bình đẳng giới- Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Bổ sung quyền của công đoàn viên được hưởng nhà ở xã hội

Đại biểu Dương Văn Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam - cho rằng, về trách nhiệm đại diện chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công đoàn viên và người lao động, Luật An toàn vệ sinh quy định hàng năm người sử dụng lao động phải khám sức khoẻ ít nhất 1 lần cho người lao động. Với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động khuyết tất, chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khoẻ ít nhất 2 lần/năm, đại biểu Phước đề nghị dự thảo nghiên cứu bổ sung quy định rõ trách nhiệm của công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Cần cụ thể hoá nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động bình đẳng giới- Ảnh 2.

Đại biểu Dương Văn Phước

Về quyền lợi của công đoàn viên, Điều 21, Điều 11 trong dự thảo luật quy định trách nhiệm của công đoàn là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hoá hạ tầng, kỹ thuật. Tuy nhiên, đại biểu Phước cho hay, dự thảo luật chưa quy định quyền của công đoàn viên trong việc được hưởng các thiết chế văn hoá thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến công đoàn đầu tư, vì vậy đề nghị công đoàn bổ sung quyền này.

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Kim Yến - Đoàn ĐBQH TPHCM - cho biết, dự thảo luật quy định với việc đầu tư nhà ở xã hội, công trình văn hóa thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ cho đoàn viên Công đoàn và người lao động. Đây là một nội dung mới mà Quốc hội, Chính phủ giao cho Công đoàn.

Tuy nhiên, theo đại biểu Yến, nếu chỉ ghi ngắn gọn như vậy trong dự thảo luật và không được cụ thể hóa chi tiết rõ ràng hơn thì sẽ rất khó cho tổ chức Công đoàn khi triển khai thực hiện. "Như vậy nếu lúc làm sẽ phải đi xin các bộ, ngành làm kéo dài thời gian, chậm tiến độ thực hiện", đại biểu Yến nói.

Cần cụ thể hoá nhiệm vụ tài chính của công đoàn về hoạt động bình đẳng giới- Ảnh 3.

Đại biểu Trần Kim Yến

Ngoài ra, về cán bộ Công đoàn chuyên trách, đại biểu Trần Kim Yến cho biết, có quy định cán bộ Công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương từ nguồn tài chính Công đoàn. Trong đó cần có quy định sự chủ động về biên chế, số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách theo số lượng công đoàn cơ sở, đoàn viên công đoàn và khả năng chi trả lương từ nguồn tài chính công đoàn.

Đại biểu dẫn chứng có Công đoàn cấp huyện quản lý hơn 2.000 Công đoàn cơ sở và gần 150.000 đoàn viên Công đoàn nhưng chỉ có 13 cán bộ Công đoàn thì sẽ rất khó cho hoạt động và chất lượng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm