Cần trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh từ cấp trung học phổ thông

17/03/2019 - 21:34
“Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp lồng ghép trong việc phát triển các dự án nghiên cứu khoa học là tiền đề, điều kiện cần và đủ để xây dựng nền móng vững chắc cho tương lai các em học sinh”. Đó là khẳng định của bà Đoàn Bích Ngọc, Giám đốc điều hành tổ chức Junior Achievement Vietnam (JA Vietnam) phát biểu tại hội thảo về hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học.

Bà Đoàn Bích Ngọc đã thẳng thắn nhìn nhận rằng: Thực tế đã có rất nhiều ý tưởng, dự án khoa học của các em học sinh đạt giải cao nhưng sau đó không được nhân rộng ra toàn xã hội. Nguyên nhân là do các Start-up non trẻ thiếu các kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp, những kỹ năng mà theo nhiều chuyên gia nhận định rằng cần trang bị cho học sinh ngay từ cấp trung học phổ thông.

 

khkt1.jpg
Nghiên cứu KHKT sẽ giúp học sính phát huy tính sáng tạo 

Giáo dục khởi nghiệp chưa được các nhà trường quan tâm nhiều, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp không phải là môn học chính khóa, mà chủ yếu là các buổi hướng nghiệp. Những buổi hướng nghiệp chủ yếu giải đáp những băn khoăn của học sinh về quy chế, đổi mới của kỳ thi, thủ tục xét tuyển… chưa có nhiều định hướng về đặc điểm, tính chất và xu hướng ngành nghề đó trong tương lai.

Thông qua việc lồng ghép nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KHKT) gắn với hoạt động giáo dục khởi nghiệp, các em được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng để phát triển bản thân, phát huy được tính sáng tạo; chuẩn bị cho học sinh các trường trung học phổ thông tác phong khoa học, năng lực nghề nghiệp và tiềm năng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp...

“Giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp lồng ghép trong việc phát triển các dự án nghiên cứu khoa học là tiền đề, điều kiện cần và đủ để xây dựng nên móng vững chắc cho tương lai các em học sinh”. Bà Đoàn Bích Ngọc Giám đốc dự án JA Việt Nam cho biết.

 

khkt2.jpg
Bà Đoàn Bích Ngọc, Giám đốc điều hành dự án JA Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Bà Đoàn Bích Ngọc còn nhấn mạnh thêm: Tại Việt Nam việc liên kết các doanh nghiệp cùng đồng hành, hỗ trợ các nhà trường hết sức quan trọng. Để thực sự hiệu quả, hệ thống hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp phải toàn diện, với dự án khởi nghiệp thật, trong môi trường thật. Nguồn lực cốt lõi chính là vai trò của  khoa học và công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ, sử dụng các máy móc thiệt bị để phát triển sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp.

TS. Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: “Chúng ta cần chuẩn bị tư tưởng khởi nghiệp cho các học sinh, muốn có tư tưởng khởi nghiệp thì phải có kiến thức nên tảng, kỹ năng. Việc nghiên cứu khoa học giúp học sinh tận dụng kiến thức, tổng hợp kiên thức kỹ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn nào đó như xử lý môi trường, xử lý rác thải. Từ đó sinh ra năng lực giải quyết vấn đề… đó là những yếu tố quan trọng liên quan đến khởi nghiệp về sau”.

Bên cạnh đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật gắn với giáo dục khởi nghiệp trong trường học, tại hội thảo về hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Bộ GD& ĐT tổ chức vào ngày 17/3, tại TPHCM, còn có khá nhiều tham luận thiết thực như: Công tác nghiên cứu KHKT ở  các trường trung học với chương trình giáo dục phổ thông mới; phương pháp, bài học kinh nghiệm về tổ chức nghiên cứu KHKT ở trường trung học…

Hội thảo là hoạt động nằm trong khuôn khổ cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018 – 2019, khu vực phía Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức từ 16 – 19/3, tại trường ĐH Tôn Đức Thắng, TPHCM.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm