Cẩn trọng với kiểu bàn gấp quen thuộc có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

Phan Hằng
22/10/2023 - 02:05
Có một số đồ vật trong nhà tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu không được cha mẹ chú ý tới.

Khi gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt dưới 6 tuổi, những đồ vật trong nhà cẩn được cha mẹ chú ý nhiều hơn. Trong một số trường hợp xảy ra tai nạn, nguyên nhân lại bắt nguồn từ những vật dụng cha mẹ không ngờ tới được. Cha mẹ không thể giám sát con mình 24/24, cũng như đứa trẻ không thể lúc nào cũng trong tầm mắt của cha mẹ. Đó là lý do vì sao cha mẹ cần biết tới những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn đối với trẻ nhỏ.

Vào ngày 6/1/2020, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao câu chuyện thương tâm về một bé trai 4 tuổi bị tử vong do bị kẹp đầu vào trong bàn xếp khi đang chơi ở nhà.

Được biết lúc đó người mẹ đang bận dọn dẹp trong phòng, còn cậu bé ngồi chơi một mình trong phòng khách. Sau đó, cậu bé nghịch ngợm chui xuống chiếc bàn xếp hình chữ nhật, có chân chữ V. Không may chiếc bàn bị sập chân và kẹp cổ cậu bé, khiến cậu ngạt thở rồi tử vong.

Khi người mẹ phát hiện và giải cứu con mình, cậu bé đã bất tỉnh, không còn nhịp thở, mạch cũng không đập. Dù xe cấp cứu đã đến ngay lập tức đưa cậu bé tới Bệnh viện Queen Mary nhưng đáng tiếc là cậu đã qua đời trước đó.

Nhà có trẻ nhỏ cần chú ý tới kiểu bàn này, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu bị kẹp - Ảnh 1.

Chiếc bàn xếp này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với trẻ nhỏ.

Khi trẻ em dành nhiều thời gian ở nhà như các dịp lễ, cuối tuần, cha mẹ không thể luôn để mắt tớ mọi cử động của con mình, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là lý do tại sao cha mẹ cần chú ý tới các vật dụng trong gia đình, đặc biệt là những chiếc bàn.

Nhà có trẻ nhỏ cần chọn bàn như thế nào cho an toàn?

Những chiếc bàn có thể gây tai nạn cho trẻ em nếu không được chú ý và bảo vệ đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý và biện pháp giúp làm cho các chiếc bàn trở nên an toàn hơn đối với trẻ em:

- Đảm bảo chiếc bàn ổn định

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng các chiếc bàn trong nhà được đặt ổn định và không lung lay. Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng các thanh chống hoặc giới hạn để giữ cho bàn không di chuyển.

- Đầu bàn tròn hoặc cạnh mềm

Chọn các chiếc bàn có đầu tròn hoặc có góc cạnh mềm, tránh các chiếc bàn có góc cạnh nhọn hoặc sắc. Điều này giảm nguy cơ trẻ em va chạm vào góc bàn và gây tổn thương.

Nhà có trẻ nhỏ cần chú ý tới kiểu bàn này, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu bị kẹp - Ảnh 2.

Bạn có thể sử dụng các miếng bọc vào các góc cạnh của bàn.

- Sử dụng đồ bảo vệ góc bàn

Bạn có thể mua các miếng bảo vệ góc bàn mềm hoặc đệm để bọc lại. Điều này giúp giảm tổn thương khi trẻ va chạm vào góc bàn.

- Giữ các đồ vật nguy hiểm xa tầm tay

Đặt các đồ vật như dao, kéo, đèn cầy và các đồ dễ vỡ xa tầm tay của trẻ, càng không nên để trên bàn. Điều này giảm nguy cơ trẻ cầm lấy những đồ vật nguy hiểm từ bàn và gây tai nạn.

- Giám sát trẻ khi chơi gần bàn

Luôn giám sát trẻ em khi chơi gần bàn, đặc biệt là khi chúng đang hoạt động chạy nhảy. Điều này giúp bạn có thể can thiệp nhanh chóng nếu trẻ gần bàn mà có nguy cơ va chạm hoặc ngã.

- Sử dụng khóa tủ và ngăn kéo

Nếu bàn có tủ hoặc ngăn kéo, hãy sử dụng khóa tủ hoặc ngăn kéo để trẻ không thể mở chúng và tiếp cận các đồ vật nguy hiểm bên trong.

- Dạy trẻ về an toàn

Hãy dạy trẻ về an toàn khi ở gần bàn, giải thích cho trẻ hiểu về mức độ nguy hiểm của việc leo lên bàn, chơi quá gần bàn hoặc cầm đồ vật nguy hiểm từ bàn.

Những biện pháp trên giúp làm cho các chiếc bàn trở nên an toàn hơn đối với trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ luôn giám sát và hỗ trợ trẻ khi cần thiết để đảm bảo an toàn tối đa cho con mình.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm