Câu đố tiếng Việt: Thân em ở bụi ở bờ/Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu?

Hiểu Đan
23/08/2022 - 05:19
Câu đố tiếng Việt: Thân em ở bụi ở bờ/Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu?
Giải câu đố vui sau để xem bạn có thông minh hơn học sinh lớp 5 hay không nhé!

                     Thân em ở bụi ở bờ/Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu? - Đố bạn là rau gì?

Câu đố hóc búa này đã khiến nhiều người phải vò đầu bứt tai, nghĩ mãi không ra đáp án. Nếu bạn cũng nghĩ mãi mà không đoán ra thì chúng tôi xin được gợi ý: Đây là câu đố chữ và hãy chú ý đến vế "Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu" để tưởng tượng ra đáp án nhé.

Nếu vẫn chưa nghĩ ra thì đáp án được gợi ý chính là "RAU MÁ". Hầu như ai cũng biết về loại rau này: Rau má (Centella asiatica) còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo thường mọc ở những nơi ẩm ướt, râm mát, thung lũng, bờ mương, đất mùn tơi xốp tại các vùng nhiệt đới. 

Rau má là loại rau khá quen thuộc với đời sống hằng ngày của chúng ta. Lá rau má màu xanh, phiến lá có hình thận hay hơi tròn, mép khía tai bèo, có gân hình nhánh tẻ và nổi rõ. Thân cây hình dây, có mấu rễ và cây sẽ đẻ nhánh tại các mấu. Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng rộng rãi. Loại rau này không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính...

Câu đố tiếng Việt: Thân em ở bụi ở bờ/Chồng con không có mà nhờ tiếng kêu? – Nghe đáp án ngã ngửa bởi "chơi chữ" quá tài tình - Ảnh 1.

Rau má mọc hoang khắp nơi và được trồng rộng rãi. Loại rau này không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính...

Tuy nhiên, bạn đã từng hỏi, tại sao loại rau này lại được gọi là... RAU MÁ? Có một cách giải thích được nhiều người đưa ra: Đó là có lẽ vì rau này có sức sống mãnh liệt, thích nghi tốt với sự thay đổi khí hậu và nhờ vậy nhiều người nông dân thoát khỏi cảnh đói. Hình ảnh ấy có lẽ gợi lên hình ảnh chịu thương chịu khó của người mẹ, nuôi sống gia đình? Nhưng ý kiến khác lại phản bác, lấy tiếng gọi mẹ của một vùng miền mà dùng chung cho cả nước thì vẫn có điểm nghi vấn?

Nguồn gốc tên Rau má vì thế vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Tuy nhiên, từ "" ở đây đúng là gợi tới từ đồng âm "", một phương ngữ với nghĩa là "MẸ". Vì vậy mới có câu đố chơi chữ như trên. 

Đúng là, dù tự tin nói Tiếng Việt hàng chục năm qua nhưng đúng là có những câu đố mẹo khiến khối người phải bó tay, nghĩa mãi không ra đáp án. Có những thứ vốn thân thuộc, không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người nhưng khi được đưa vào... câu đố, bỗng trở thành một thách thức khó nhằn, không phải ai cũng liên tưởng ngay được để tìm ra đáp án.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm