Theo số liệu thống kê tội phạm học những năm gần đây, trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội hình sự chiếm trên 40%, 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiện hút (Ảnh minh họa) |
Thấy không có ai quan tâm đến mình và gia đình “tự nhiên giàu lên”, Minh bắt đầu lơ là chuyện học hành. Cậu lao vào chơi bời, đàn đúm bạn bè rồi bị khích bác thử “hít”. Trong nhà sẵn thuốc, Minh thường lén lấy trộm để thử. Khi bố mẹ phát hiện bị mất thuốc, họ đã không những không ngăn cản con mà lại dùng chính con mình để làm “mồi nhử” các con nghiện khác.
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.Hà Nội, tỉ lệ người chưa thành niên có hành vi trộm cắp tài sản đồng phạm với bố mẹ là 5% (Ảnh minh họa) |
Năm 2001, Minh chưa tròn 18 tuổi, đã phải một mình bế cô con gái nhỏ mới 3 tháng tuổi về quê. Vì suốt ngày nghiện ngập, Minh không có khả năng nuôi con. Bố mẹ Minh cũng mải mê buôn bán ma tuý nên họ cũng từ chối, không nuôi cháu nội của mình. Họ cho em bé đi làm con nuôi một người bà con xa trong họ. Không biết rồi tương lai của đứa bé côi cút của Minh sẽ đi về đâu?
Theo Giảng viên Trần Thu Hương, Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội: “Gia đình là nhóm xã hội đầu tiên của mỗi người, là mắt xích vô cùng quan trọng trong việc phát triển hành vi tích cực hay hành vi lệch chuẩn ở con cái. Phần lớn những kinh nghiệm ứng xử, chuẩn mực, giá trị mà cá nhân học hỏi được bắt nguồn từ chính trong môi trường gia đình. Nếu may mắn thì cá nhân đó sẽ được sống trong một môi trường gia đình lành mạnh, được bố mẹ yêu thương, chấp nhận và đó chính là những tiền đề hết sức quan trọng tạo nên sự thành công sau này của chính họ. Nhưng không phải tất cả mọi người đều được sống trong môi trường gia đình lành mạnh. Rất nhiều những ông bố bà mẹ vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác đã bước chân vào con đường phạm tội, có những hành vi vi phạm pháp luật và điều đó tác động rất mạnh, đa phần là tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái”. |