Trẻ em tị nạn khó được bảo vệ toàn diện
Hầu hết các nước châu Âu đều không công nhận sự hợp pháp của các cô dâu nhí này. Vào năm 2017, Sở Di trú Đan Mạch cho biết, rất khó khăn để chia rẽ những người có con cùng nhau, chạy trốn bạo lực với nhau và thời gian chờ đợi dằng dặc nhận xin tị nạn.
Còn tại Thụy Điển, trong vấn đề tìm kiếm cách đối phó với hôn nhân trẻ em giữa những người nhập cư đã làm nảy sinh cuộc tranh luận chính trị trước cuộc tổng tuyển cử. Juno Blom, một người hoạt động về nhân quyền trẻ em cho biết: “Thụy Điển đã cung cấp thông tin rõ ràng về cách thức hoạt động của hệ thống, về quan điểm của xã hội về quyền trẻ em, bình đẳng giới, chính sách gia đình và trách nhiệm của cha mẹ và người giám hộ”. Nhưng Blom cũng cho biết: “Trong khi chúng tôi nhấn mạnh rằng Thụy Điển bảo vệ quyền trẻ em và thúc đẩy cách tiếp cận trẻ em tập trung vào phúc lợi của trẻ em, nhưng chúng tôi cũng lại cho phép trẻ em có nguồn gốc nước ngoài sống như những phụ nữ có chồng”.
Thụy Điển có cam kết mạnh mẽ đối với phúc lợi trẻ em nhưng không thể mở rộng những biện pháp bảo vệ đó cho người nhập cư. Những người phản đối cáo buộc chính phủ quá thận trọng để tránh bị coi là không nhạy cảm về mặt văn hóa.
Những dữ liệu chính thức năm 2016 của Cơ quan Di cư Thụy Điển chỉ xác định 132 người xin tị nạn vị thành niên tuyên bố họ đã lập gia đình khi họ đến Thụy Điển. Phần lớn đến từ Syria, Afghanistan và Iraq. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tị nạn đã mang 163.000 người tị nạn đến Thụy Điển trong 1 năm. Nhưng con số thực tế có lẽ cao hơn vì rất nhiều trường hợp không được báo cáo. Hiện tượng hôn nhân chưa trưởng thành trong dòng người tị nạn chính vào năm 2015 đã mang theo rất nhiều cô dâu nhí, những cô gái này buộc phải kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi để có tiền cho gia đình.
Sơ hở pháp lý
Một số phụ nữ trẻ sinh ra và lớn lên ở Thụy Điển cũng vẫn có nguy cơ bị trở thành cô dâu nhí do kết quả của lỗ hổng pháp lý cho phép các cuộc hôn nhân chưa thành niên được thực hiện ở nước ngoài.
Đơn vị quốc gia chống tội phạm danh dự, đứng đầu là Blom, năm ngoái đã phát động một chiến dịch khuyến khích những người trẻ tuổi liên lạc với chính quyền Thụy Điển sau khi phát hiện các cô gái được gửi đến các quốc gia khác nghỉ hè để kết hôn với đàn ông lớn tuổi.
Demiroers là một cô gái mới 15 tuổi, vừa học xong lớp 9- năm cuối cùng của trường học bắt buộc ở Thụy Điển- khi cha mẹ đưa cô về quê ở Thổ Nhĩ Kỳ để cưới một người chàng trai 22 tuổi.
Demiroers nói: “Chúng tôi có một gia đình lớn ở Stockholm nhưng không giống bố mẹ tôi, anh chị em ruột và tôi không sống trong một khu vực đông người nhập cư nên cha mẹ tôi lo lắng rằng, chúng tôi sẽ trở nên đồng hóa”. “Hôn nhân trẻ em chủ yếu xảy ra để đảm bảo an ninh kinh tế cho gia đình. Những cô gái này là tài sản cuối cùng của cha mẹ”- Ekua Yankah, người nghiên cứu về mọi vấn đề cho Tổ chức Phụ nữ và Sức khỏe Liên minh Quốc tế cho biết.
Các cô gái từ các hộ gia đình nghèo có nhiều khả năng kết hôn trước khi họ đến tuổi trưởng thành. Nó có thể là một sự lựa chọn thực dụng trong tình huống khó khăn, nhưng tác hại về tâm lý và thể chất thì tàn phá người trong cuộc không ai kiểm soát được. “Những cô gái này thường có nhiều lần mang thai trong khi cơ thể của họ chưa hoàn toàn trưởng thành”- Heather Barr, người nghiên cứu các vấn đề của phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết- “Họ có nguy cơ bạo lực gia đình cao hơn nhiều. Họ mất cơ hội giáo dục và dễ bị đói nghèo hơn”.
3 tháng sau khi cưới, Selda đã mang thai khi cô mới 13 tuổi. Cô nhớ lại nỗi kinh hoàng khi nhận ra điều gì xảy ra với mình. “Tôi là một đứa trẻ và đã có một đứa trẻ”- cô bé tuổi teen, trông bé nhỏ hơn tuổi 16 của mình cho biết- “Làm thế nào tôi có thể nuôi một đứa con?”.
Cuộc hôn nhân trẻ em không chỉ tồi tệ với các bé gái, mà còn làm tổn hại đến nền kinh tế của các quốc gia.
Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình Ban hành theo quyết định số 4843/QĐ-BVHTTDL ngày 8/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tiêu chí ứng xử của con với cha mẹ, cháu với ông bà: hiếu thảo, lễ phép 1.Đối tượng áp dụng: - Con bao gồm con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể - Cháu bao gồm cháu nội, cháu ngoại 2.Nội dung tiêu chí ứng xử cụ thể: - Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết ơn, giúp đỡ cha mẹ, ông bà - Thăm hỏi, chăm sóc, động viên, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Số sau: Tiêu chí ứng xử của anh chị em: Hoà thuận, chia sẻ |