Chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam đang ở mức nghiêm trọng

10/07/2019 - 12:16
Theo ghi nhận của Tổng cục Dân số, tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam vào năm 2006 là 110 trẻ trai/100 trẻ gái. Sự mất cân bằng này đang tăng lên và đã ở mức nghiêm trọng. Hiện nay, tỷ số này ở mức 115,1 trẻ trai/100 trẻ gái.
Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, đến giữa thế kỷ 21, dân số Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành, dự báo nam giới sẽ nhiều hơn nữ khoảng từ 2,3 triệu đến 4,3 triệu người. Hậu quả là sự khủng hoảng về hôn nhân, phá vỡ cấu trúc gia đình, gia tăng tội phạm mua bán phụ nữ, tệ nạn mại dâm, gây bất ổn xã hội và khó khăn trên thị trường lao động… Xóa bỏ tâm lý, tập quán “thâm căn cố đế” - ưa thích con trai, lạm dụng kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi là rất khó khăn, chắc chắn không phải là chuyện “một sớm, một chiều”, đòi hỏi đồng bộ nhiều giải pháp, trước mắt và lâu dài cùng sự nỗ lực vượt bậc, liên tục và mạnh mẽ của toàn xã hội.
 
  
images1255566_dsc_0393.jpg
Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy, trong thời gian qua, công tác dân số đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công. Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,7% giai đoạn 1989-1999 đã giảm xuống dưới 1,2% giai đoạn 1999-2009 và khoảng 1% giai đoạn từ 2010 đến nay. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ 6,39 con năm 1960 xuống 2,33 con năm 1999, đạt mức sinh thay thế 2,09 con năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) và tiếp tục được duy trì cho đến nay.
 
 
img0698-1556431291056217170742.jpg
Dân số nước ta năm 2018 khoảng 95 triệu người. Ước tính quy mô dân số đã giảm được khoảng 20 triệu người nhờ có các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) phù hợp trong thời gian qua. Ảnh minh họa  

 

Cơ cấu dân số thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 1989 đến nay, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% xuống 24,0%; dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56,1% lên 68,4%; dân số trên 65 tuổi tăng từ 4,7% lên 7,6%.
 
 
detmayxkld.jpg
Dân số được phân bố đáp ứng nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế - quốc phòng. Ảnh minh họa

  

Bên cạnh đó, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng từ trên 27% năm 1993 lên 56% năm 2016; lao động nông nghiệp giảm từ trên 72% xuống còn 44,0%.
 
Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Giai đoạn dân số vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dự kiến sẽ kéo dài khoảng 30 năm đến 40 năm, tối đa là 45 năm.
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Mạng lưới tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đến nay, 25% bà mẹ mang thai và 35% trẻ em sơ sinh ra được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị sớm một số bệnh, tật. 

  

dt.jpg
Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” kiên trì, thường xuyên, liên tục tuyên truyền vận động đến từng cặp vợ chồng, từng gia đình. Ảnh: Kiều Trang

  

Trong khi đó, tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện, cụ thể là từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3cm, đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước Châu Âu.
 
 
b8ddsc7400.jpg
 
Dân số hiện nây đã có sự phân bố lại hợp lý hơn trên phạm vi cả nước. Mật độ dân số tăng ở nơi thưa dân như vùng Tây Nguyên (từ 52 người/km2 năm 1993 lên 106 năm 2017), Đông Nam bộ (từ 370 người/km2 năm 1993 lên 711 năm 2017) và giảm ở nơi đông dân như vùng đồng bằng sông Hồng (từ 1.105 người/km2 năm 1993 xuống 1.004 người/km2 năm 2017). Phân bố dân số gắn với đô thị hóa, công nghiệp hóa đáp ứng nhu cầu lao động, giải quyết tình trạng mất cân đối lao động - việc làm. Tỷ lệ dân số đô thị đã tăng từ 20% năm 1993 lên 35% năm 2017. 
 

Tổng tỷ suất sinh năm 2018 ước tính đạt 2,05 con/phụ nữ và ở dưới mức sinh thay thế. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái; tỷ suất sinh thô là 14,58‰; tỷ suất chết thô là 6,82‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (số trẻ em dưới 1 tuổi tử vong/1.000 trẻ sinh ra sống) là 14,24‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 21,38‰. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2018 là 73,5 năm, trong đó nam là 70,9 năm và nữ là 76,2 năm.

 
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm