Kích thước của đệm nước nhỏ hơn đệm mút thông thường. Loại nhỏ rộng 0,75 m, dài 0,9 m, loại lớn có kích thước 0,75 m x 1,8 m hoặc 0,75 m x 1,9 m. Để dùng cho giường đôi, cần dùng hai tấm ghép lại.
Bề mặt của đệm nước được chia thành nhiều rãnh, bên trong là các ngăn cách biệt chứa nước, có tác dụng làm mát và massage lưng nhờ dao động của nước trong các ngăn. Thường loại đệm này có thể sử dụng luôn, không cần trải khăn (drap). Vệ sinh đệm cũng đơn giản, chỉ cần lau bề mặt bằng khăn ướt. Sản phẩm có dạng tấm, với nhiều hoa văn, họa tiết và màu sắc khác nhau để khách hàng lựa chọn.
Để sử dụng được an toàn và bền, nên tránh để các các vật sắc nhọn tác động vào đệm. |
Khi mua, bạn nên kiểm tra bề mặt đệm xem lớp phủ có dày và dẻo dai hay không. Phần khóa nước cần đảm bảo chắc chắn để tránh rò rỉ nước khi sử dụng. Do tính chất đặc thù của sản phẩm nếu tác động lên nó một lực quá mạnh hoặc chồng chất quá nhiều thì mép dán sẽ không đảm bảo.
Thị trường hiện nay có nhiều loại đệm nước với nhiều loại giá cả, chất lượng khác nhau. Nếu không có kiến thức nhất định về sản phẩm, người tiêu dùng rất dễ bị mua đắt, mua hớ, mua nhầm sản phẩm có chất lượng kém. Nên tìm các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, tốt nhất là mua tại đại lý hoặc các cửa hàng có uy tín. Tùy theo từng kích cỡ mà giá của chúng dao động từ 250.000 – 500.000đ.
Để sử dụng được an toàn và bền, nên tránh để các các vật sắc nhọn tác động trực tiếp vào đệm vì có thể làm rách lớp vải ép và chảy dung dịch ra ngoài. Nếu trong trường hợp sơ ý làm rách ruột khoang, nên cho dung dịch trong khoang đó chảy hết ra ngoài nhằm không làm ảnh hưởng đến các khoang khác, như vậy đệm vẫn sử dụng tốt. Chú ý không nên đè quá nặng (chỉ nên đè dưới 100kg) hay giẫm đạp quá mạnh (chạy nhảy) lên đệm.
Trẻ em sử dụng nệm, gối nước thường xuyên có nguy cơ bị viêm da và nhiễm lạnh. |
Trong thời tiết quá nóng, nếu muốn làm mát nhanh, bạn có thể dùng khăn bọc nước đá lau trên bề mặt đệm, hoặc trải đệm xuống nền nhà giúp tản nhiệt nhanh hơn. Để vệ sinh nệm, có thể dùng khăn tẩm nước xà bông lau sạch, tránh dùng chất tẩy mạnh làm hư hại vải, đặc biệt là ngâm giặt hay bàn chải cứng. Những lúc không cần sử dụng đệm nước, tốt nhất bạn nên đặt đệm ở một vị trí tránh va chạm nhiều.
Vì chất liệu bọc ngoài của các loại đệm, gối này thường là vải pha nhựa hoặc có nhiều thành phần nylon nên rất bí. Khi ra mồ hôi, vải bọc sẽ không thể thấm hút được, gặp bề mặt lạnh của đệm, gối nên làm tăng nguy cơ nhiễm lạnh, dẫn đến ho, viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ nhỏ còn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc. Do đó, không nên cho trẻ sử dụng quá thường xuyên các loại đệm nước này. Nếu trẻ ngủ trên đệm nước, cha mẹ cũng cần chú ý đến biểu hiện của trẻ để tránh nguy cơ nhiễm lạnh.
Địa chỉ tham khảo Hà Nội:
TP.HCM:
|