Tôi đi từ xúc động này đến xúc động khác, cảm thấy mình thật hạnh phúc vì có được một người chồng yêu mình đến vậy. Sau tuần trăng mật, cuộc sống dần đi vào quỹ đạo. Tôi phát hiện tình yêu và ham muốn của anh dành cho tôi vượt quá mức bình thường…
Tôi không thể chịu nổi sex quá mức bình thường
Bắt đầu cuộc sống tân hôn, tôi luôn chìm đắm trong tình yêu ngọt ngào, được bao bọc trong tình cảm mặn nồng của anh. Anh không nỡ để tôi làm bất cứ việc gì: buổi sáng ngủ dậy anh pha sẵn nước ấm cho tôi rửa mặt, kem đánh răng đã bóp sẵn vào bàn chải; khi tôi chải đầu, anh luôn đứng bên cạnh vuốt ve tóc tôi, buổi tối khi đi tắm, anh luôn chuẩn bị trước mọi thứ cho tôi, sau khi giúp tôi cởi bỏ quần áo, anh bế tôi vào nhà tắm, sau khi tắm cho tôi xong thì lại nhẹ nhàng bế tôi lên giường.
Chồng quá "ham hố" khiến tôi sợ hãi
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được phân về dạy tại một trường trung học, tôi cùng lúc phải phụ trách hai lớp chọn của trường và là giáo viên chủ nhiệm bộ môn. Anh sau khi chuyển ngành được phân vào một nhà máy sản xuất đồ hộp gần nhà làm quản đốc, công việc cũng tương đối nhẹ nhàng, vì vậy mọi việc nhà như giặt giũ, cơm nước, quét dọn… đều do anh làm.
Anh rất lãng mạn, thường xuyên bật nhạc nhẹ rồi bảo tôi cùng anh ăn mặc mát mẻ ngồi ăn tối. Anh thường nói: “Thân thể em là một tác phẩm hoàn mỹ nhất mà anh từng được thấy, là một kiệt tác vượt xa cả khoa học và mỹ thuật. Mỗi khi nhìn thấy em, anh đều không khống chế được sự rung động trong lòng, luôn khao khát được vuốt ve và chiếm lấy”.
Một khi anh đã có ham muốn, sẽ không quan tâm đến tình huống và thời gian, cũng không quan tâm đến cảm xúc của tôi, sống chết quấn lấy tôi, nài nỉ bằng được, thậm chí bắt ép tôi đến khi nào anh thỏa mãn, mệt lả mới thôi. Thử nghĩ xem, thời gian còn dài, ngày nào cũng như vậy, tôi lấy đâu ra tinh thần, sức khỏe và ham muốn chứ?
Mỗi lần tôi kêu ca, anh đều nói: “Liệu có phải em bị lãnh cảm không? Sex là cách thể hiện tình cảm cao nhất trong đời sống vợ chồng, nó không chỉ giúp tình cảm vợ chồng thêm sâu đậm, mà sex thường xuyên còn khiến cho con người khỏe mạnh hơn…”. Hôm đó, nói đến đời sống tình dục của vợ chồng, anh thuyết diễn một mạch không biết mệt.
Tuy nhiên, mặc cho anh có nói hay đến mấy, dần dần trong tôi vẫn xuất hiện tâm lý sợ hãi cuộc sống tình dục.
Anh coi con trai là tình địch
Sau khi tôi có bầu, bác sỹ và mẹ tôi đã dặn đi dặn lại rằng vì tôi khó mang bầu nên ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ phải hạn chế quan hệ vợ chồng.
Anh nói: “Em đừng nghe họ nói vớ vẩn! Ở đâu ra có cái kiểu kiêng kị đấy chứ? Anh không thể chịu nổi sự dày vò này đâu”. Hàng tối, anh vẫn làm mọi cách để tôi phải chiều anh. Vì an toàn cho cái thai, tôi nhất định không chịu. Anh thấy dùng những lời lẽ và cử chỉ nhẹ nhàng với tôi không được, anh bắt ép. Vì chuyện này, nhiều đêm tôi đau khổ nằm khóc thầm.
Hai vợ chồng cô tranh cãi nhiều lần nhu cầu sinh lý của anh nhưng vẫn không thể giải quyết
Khi con mới được 10 tháng tuổi, đúng lúc anh đang âu yếm muốn gần gũi tôi thì con khó chịu trong người, cứ khóc ngằn ngặt, tay chân lạnh giá, người thì vã mồ hôi, rất cần phải có người chăm sóc. Lúc đó, nghe tiếng khóc của con càng ngày càng to hơn, tôi đã không cầm lòng được, đẩy anh sang một bên, chạy ra ôm chặt con vào lòng, vuốt ve tấm lưng bé bỏng của con, con khóc, tôi cũng khóc. Tôi nói với anh: “Nếu tối nay anh không cho em ôm con ngủ thì em sẽ bế con về nhà mẹ đẻ”. Sau đó, tôi đặt con nằm giữa tôi và anh, truyền cho con hơi ấm của tôi, được một lúc thì con nín khóc và ngủ một cách ngon lành.
Tối hôm đó, nhìn con nằm ngủ trong lòng, tôi vô cùng thương xót. Con đã được 10 tháng rồi, nhưng đây là lần đầu tiên được tôi ôm đi ngủ. Nhìn anh nằm co quắp trên ghế salon, tôi không thể không thừa nhận cuộc hôn nhân của mình đã thất bại. Tất cả những biểu hiện của anh sau kết hôn ngày càng khiến tôi thất vọng.
Từ thời phổ thông cho đến trung học, anh mà tôi quen là một người thẳng thắn, sống rất chan hòa với mọi người. Tại sao tâm lí của anh lại trở nên lệch lạc, u tối như vậy? Tại sao cả ngày anh bị chữ sex chi phối mà không cảm nhận được ý nghĩa khác của cuộc sống? Tại sao anh lại dẫm đạp lên sự thanh cao và thuần khiết của tình vợ chồng. Đến bây giờ, cả con trai cũng không bỏ qua? Những điều này thực sự đã khiến tình cảm của tôi đối với anh nguội lạnh.
Trong trận chiến ly hôn tôi lựa chọn lùi bước
Vào một ngày đầu năm, tôi đến gặp Hiệu trưởng của trường xin chứng nhận ly hôn. Hiệu trưởng rất ngạc nhiên nói: “Điều này sao có thể xảy ra được, chồng cô chẳng phải là rất tốt với cô hay sao, ngày nào cũng đưa đón vợ đi làm khiến cho các nữ giáo viên khác trong trường đều rất ngưỡng mộ”.
Một tháng sau đó, chúng tôi nhận được giấy triệu tập của tòa yêu cầu sau một tuần nữa ra tòa giải quyết chuyện ly hôn. Cầm tờ giấy triệu tập, anh đã rất sốc, còn tôi thì mừng thầm. Nhưng vào buổi sáng sớm trước ngày phải ra tòa, bỗng chuông cửa kêu dồn dập, tôi vội vàng chạy ra mở, bỗng thấy đồng nghiệp của anh hoảng hốt nói: “Không xong rồi chị ơi, anh nhà chị tóm vào dây điện cao thế tự tử, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện, không biết có qua khỏi không”. Tôi sợ đến suýt ngừng thở, vội vàng cùng đồng nghiệp của anh chạy vào bệnh viện. Đến nơi, anh đã được sơ cứu, đang nằm đau đớn với cánh tay phải cháy đen. Một lúc sau, phía bệnh viện đưa tôi tờ thông báo phẫu thuật với nội dung “Phẫu thuật cắt bỏ cánh tay phải”.
Cầm giấy phẫu thuật, toàn thân tôi run lên. Đúng lúc đó, lãnh đạo công ty anh, lãnh đạo trường tôi và người nhà, bạn bè hai bên đều đến. Mọi người nhìn thấy cảnh anh bị việc ly hôn đơn phương của tôi bức đến thảm hại như vậy, ai cũng phải rơi nước mắt. Tôi bị nhấn chìm trong tiếng khóc và tiếng trách móc của mọi người, bỗng chốc trở thành tội nhân phạm tội ác tày trời. Kế hoạch ly hôn tôi ấp ủ trong suốt mấy năm cứ như vậy lặng lẽ qua đi.
Cuối cùng cũng đợi được kết quả mãn nguyện
Sau khi anh bị tàn phế, trong nhà trở nên tĩnh lặng. Hiện giờ, sống cùng một mái nhà nhưng chúng tôi âm thầm làm những việc nên làm vì con.
Con là hy vọng và cũng là chủ đề nói chuyện duy nhất của chúng tôi. Từ ngày anh bị mất đi cánh tay phải, phần lớn mọi việc trong nhà đều do tôi gánh vác, do vậy, tôi phải từ bỏ rất nhiều ước mơ.
Nhìn chồng thân thể tàn phế, tinh thần ủ rũ, từ trong sâu thẳm lòng tôi xuất hiện cảm giác ân hận và tội lỗi, cùng với cảm giác mất mát đến khó tả.
Có một hôm, con đi học về ôm lấy tôi và nói: “Mẹ, mẹ nhất định phải tích cực phối hợp, nếu không, con không phải là người hạnh phúc. Mẹ biết không, ở lớp bốn người chúng con ngồi chung một bàn thì ba bạn kia bố mẹ đều đã ly hôn, các bạn ý đều rất ngưỡng mộ con, nói con là người hạnh phúc nhất. Mẹ, con và bố yêu mẹ như vậy, mẹ cũng là người hạnh phúc nhất”.
Nghe những lời nói ngây thơ của con và sự ăn năn muộn màng của chồng, tôi không nói được lời nào, từng giọt nước mắt ấm áp lăn xuống má. Ai mà không muốn có được tình yêu đến chết không thay đổi, ai mà không muốn có được một nhân duyên bền lâu? Nhưng khi cùng nhau tiến tới kết hôn, chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ về tâm lý và kiến thức hôn nhân. Phải học cách khoan dung, tiếp nhận đối phương, như vậy mới có thể cầm tay nhau vượt qua thời kỳ nồng nhiệt, thời kỳ thất vọng, thời kỳ thử thách và thời kỳ nguy hiểm của hôn nhân.