Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị

Tuệ Anh
25/11/2024 - 09:40
Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị

Ảnh minh hoạ

VN-Index "rung lắc", Khối ngoại mua ròng trở lại; Lịch trả cổ tức; PNJ báo lãi đậm; Dệt may Thành Công tăng trưởng mạnh nhờ thị phần dệt may tăng; Nữ tướng Cơ điện lạnh REE rời "ghế nóng".

Khối ngoại mua ròng trở lại, thanh khoản vẫn yếu

Thị trường chứng khoán tuần 18-22/11 chứng kiến nhiều biến động mạnh. VN-Index ghi nhận đà phục hồi từ mốc hỗ trợ 1.200 điểm sau nhiều đợt điều chỉnh liên tiếp.

Dẫn dắt đà hồi phục vẫn là nhóm cổ phiếu có vốn hoá lớn: ngân hàng, bất động sản, từ đó tạo động lực cho toàn thị trường.

Điển hình với TCB (Techcombank, HOSE), ACB (ACB, HOSE), VHM (Vinhomes, HOSE), CTG (VietinBank, HOSE), VCB (Vietcombank, HOSE), LPB (LPBank, HOSE), NVL (Novaland, HOSE),…

Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị- Ảnh 1.

VN-Index giằng co suốt 1 tháng qua (Ảnh: SSI iBoard)

Tuy nhiên, xu hướng này không được kéo dài, chỉ số bắt đầu chững lại vào phiên cuối tuần trước lực cầu chốt lời ngắn hạn. Kết tuần, VN-Index tăng 9,53 điểm (tương đương 0,78%) so với tuần trước.

Giao dịch khối ngoại vẫn là tâm điểm, dòng vốn liên tục trở thành điểm trừ lớn khi áp lực bán ra vẫn tương đối mạnh. Tổng cả tuần, khối ngoại bán ròng tới 3.806 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Điểm sáng dẫn xuất hiện vào cuối tuần khi nhóm nhà đầu tư này đảo chiều mua ròng sau hơn 1 tháng "xả hàng".

Cổ phiếu VHM (Vinhomes, HOSE) chịu áp lực bán mạnh nhất với 1.522 tỷ đồng, kế tiếp là SSI (Chứng khoán SSI, HOSE) và HPG (Thép Hoà Phát, HOSE) lần lượt 722 tỷ đồng và 541 tỷ đồng. Ngoài ra là các mã FPT (FPT, HOSE), MWG (Thế giới Di động, HOSE), MSN (Masan, HOSE),…

Chiều ngược lại, nhà đầu từ nước ngoài mua mạnh CTG (VietinBank, HOSE), MCH (Masan Consumer, HOSE), TCB (Techcombank, HOSE),…

PNJ thu về 7 tỷ đồng/ngày

Mới đây, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ, HOSE) đã công bố doanh thu thuần đạt 32.371 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm, tăng lần lượt 22,7% và 4,4% so với cùng kỳ. 

Kết quả trên giúp PNJ hoàn thành 87,1% kế hoạch doanh thu và 76,6% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị- Ảnh 2.

PNJ lãi mạnh nhờ nhu cầu mua vàng và tích cực ra mắt sản phần mới (Ảnh: Internet)

Tính riêng tháng 10, công ty bán lẻ trang sức này thu về 3.129 tỷ đồng và có lãi sau thuế 218 tỷ đồng. Đây là con số lợi nhuận cao nhất trong vòng 8 tháng gần đây, tương đương lãi hơn 7 tỷ đồng mỗi ngày.

Nhờ sự sôi động của thị trường trong nửa đầu năm, doanh thu vàng 24K trong 10 tháng đầu năm tăng 33,9% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, doanh thu trang sức bán lẻ tăng trưởng 16,5% và đóng góp 56,4% trong cơ cấu nguồn thu chung. Kết quả này nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ, ra mắt nhiều sản phẩm và bộ sưu tập mới. Doanh thu trang sức bán sỉ cũng tăng 32,7% so với cùng kỳ. 

Chứng khoán ACBS đánh giá, PNJ có thể thúc đẩy tăng trưởng mảng bán lẻ nhờ mùa lễ hội, mua sắm cuối năm và sức mua người tiêu dùng cải thiện khi bức tranh kinh tế khả quan hơn. Hơn nữa, công ty còn có kế hoạch giới thiệu một phân khúc sản phẩm mới dành cho nam trong quý cuối năm và có thể sẽ mở rộng nếu kết quả thử nghiệm tích cực.

"Nữ tướng" Điện lạnh REE bất ngờ rời ghế nóng sau 31 năm

CTCP Cơ điện lạnh (REE, HOSE) vừa rồi đã thông báo về sự thay đổi quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Theo đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, người gắn bó gần nửa thế kỷ với REE, chính thức rời vị trí Chủ tịch HĐQT và đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc, thay thế ông Nguyễn Minh Quang. Vị trí Chủ tịch được chuyển giao cho Phó Chủ tịch Alain Xavier Cany, đánh dấu bước chuyển mình trong cơ cấu lãnh đạo của tập đoàn.

Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Mai Anh rời vị trí Chủ tịch Cơ điện lạnh REE (Ảnh: Internet)

Sự thay đổi này trong bối cảnh nhóm cổ đông ngoại Platinum Victory Pte. Ltd. liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty. Cuối tháng 10/2024, quỹ này đã mua thêm 4 triệu cổ phiếu REE nâng tỷ lệ sở hữu từ 34,85% lên 35,7%, chính thức nắm quyền phủ quyết tại REE.

Thành lập năm 1977, REE ban đầu là một doanh nghiệp nhỏ chuyên sửa chữa và bảo trì máy lạnh. Năm 1993, REE trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên cổ phần hóa, mở ra bước ngoặt lớn để mở rộng quy mô. Dưới quyền lãnh đạo và chiến lược của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, REE từng bước vươn mình trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu, hoạt động trong bốn lĩnh vực cốt lõi: Cơ điện (M&E), bất động sản, năng lượng tái tạo, và cơ sở hạ tầng nước.

Nguyễn Thị Mai Thanh là một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam. Năm 2014, bà Thanh được tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen), nằm trong Top 80 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. 

Hiện tại, bà sở hữu hơn 60,4 triệu cổ phiếu REE, tương đương 12,83% vốn, với khối tài sản ước tính 3.900 tỷ đồng. Chồng bà, ông Nguyễn Ngọc Hải, cũng là cổ đông lớn với 25,7 triệu cổ phiếu, tương đương gần 5,46% vốn REE.

Về hoạt động kinh doanh, trong quý III/2024, REE ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.029 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 562 tỷ đồng, tăng 20,9% so với năm trước. Song, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận tại công ty vẫn giảm lần lượt 7% và 29,4% so với cùng kỳ năm trước.

Dệt may Thành Công lãi tăng mạnh 127%

Theo báo cáo của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM, HOSE), doanh thu công ty mẹ tháng 10 đạt hơn 13,6 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế tháng 10 tăng 127% đạt hơn 994.000 USD. Kết quả này đến từ đóng góp chính của sản phẩm may (69%), vải (19%), và sợi (10%) vào doanh thu khi châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm 63% thị phần, tiếp theo là châu Mỹ (32%).

Chứng khoán tuần 25-29/11: Nhận định và khuyến nghị- Ảnh 4.

Dệt may Việt Nam triển vọng tích cực vào cuối năm và năm tới (Ảnh: Internet)

Tổng 10 tháng đầu năm, công ty mẹ TCM ghi nhận doanh thu hơn 134,2 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 10,3 triệu USD (tương đương 250 tỷ đồng), tăng 44% so với cùng kỳ. Còn số này xấp xỉ bằng mức lợi nhuận năm 2022 đồng thời gấp gần 2 lần cả năm 2023.

Dù mới thực hiện được 85% kế hoạch doanh thu, song doanh nghiệp đã vượt 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2024.

Về đơn hàng, Thành Công cho biết đã nhận trên 90% kế hoạch doanh thu năm nay và đang tiếp nhận đơn hàng cho quý I/2025.

SSI Research nhận định ngành dệt may Việt Nam có triển vọng nhờ định giá hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ. Ông Châu dự báo tốc độ tăng trưởng ngành có thể chững lại nhưng vẫn tiềm năng, với dự phóng năm 2025 dưới 10 lần, thấp hơn mức trung bình các ngành khác.

Nhận định và khuyến nghị

Ông Huỳnh Quang Minh, Trưởng phòng tư vấn, Chứng khoán Mirae Asset, đánh giá, sau khi hạ nhiệt đáng kể từ đầu tháng, chỉ số sức mạnh Đồng USD (DXY) đã bật tăng trở lại và tiệm cận vùng 108 điểm cao nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay nhờ những kỳ vọng mới về chính sách tiền tệ của Fed cùng các chính sách tiềm năng từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Yếu tố này có thể áp lực cho nền kinh tế trong thời gian ngắn hạn, đây cũng là một chỉ số quan trọng mà nhà đầu tư (NĐT) cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự bán ròng của NĐT nước ngoài. 

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu thị trường gặp vấn đề về tỷ giá, đến cuối cùng, thị trường vẫn tìm được vùng cân bằng và trở lại xu hướng tăng điểm khi lý do ngắn hạn tỷ giá không còn được NĐT chú ý nữa. 

Ngoài ra, những chính sách trong nước vẫn đang hỗ trợ mạnh mẽ môi trường kinh doanh và thị trường chứng khoán. Điển hình như chủ trương nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất vay, chính sách giảm thuế VAT 2% để kích cầu tiêu dùng và quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đều là những động lực tích cực.

Vì vậy, ông Minh cho rằng, dù các yếu tố bên ngoài tạo áp lực đáng kể tới tâm lý thị trường, song, đây cũng có thể là cơ hội để NĐT quan sát và chọn lọc những cổ phiếu bị bán quá đà nhưng có triển vọng ổn định trong giai đoạn 2024-2025. Tuy nhiên, việc "bắt đáy" này cần sự thận trọng và ưu tiên cổ phiếu có nền tảng tốt, hưởng lợi từ các chính sách nội địa.
NĐT có thể cân nhắc giải ngân nhóm cổ phiếu có triển vọng dài hạn sau: Nhóm ngành phân bón: DCM, DPM; Nhóm ngành vận tải biển: HAH; Nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp: KBC, SZC; Nhóm ngành ngành dệt may: MSH; Ngành Thép: HPG; Ngành Điện: REE.

Chứng khoán BSC nhận định, VN-Index kết tuần với trạng thái giằng co quanh ngưỡng 1.230 điểm trước khi đóng cửa tại mốc 1.228,1 điểm, đi ngang so với phiên liền trước. Số mã giảm nhiều hơn số mã tăng, tuy nhiên 12/18 ngành tăng điểm cho thấy dòng tiền có sự phân hóa. Đáng nói, khối ngoại đã mua ròng trở lại trên 2 sàn HOSE và HNX.

Trong những phiên tới, VN-Index có thể trải qua những phiên đi ngang quanh ngưỡng kháng cự cũ 1.230 điểm khi dòng tiền luân chuyển qua các nhóm ngành để tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.

Chứng khoán SSI cho rằng, VN-Index kết tuần ở ngưỡng 1.228,1 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 497 triệu cổ phiếu. Chỉ số chững lại từ khoảng 1.229 - 1.233 điểm trước đó. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy có sự cải thiện trong vùng suy yếu. Vì vậy, VN-Index có thể gặp áp lực rung lắc ngắn hạn với khả năng lùi về vùng 1.220 - 1.222 điểm.

Lịch trả cổ tức tuần này

Theo thống kê, có 20 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức từ 25-29/11, trong đó, 14 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 3 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp thưởng cổ phiếu và 2 doanh nghiệp trả kết hợp.

Tỷ lệ cao nhất là 57,4%, thấp nhất là 2,5%.

3 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu:

CTCP Khoáng sản FECON (FCM, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/11, tỷ lệ là 4%.

CTCP Phân bón Quốc tế Âu Việt (AVG, UPCoM) ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/11, tỷ lệ là 35%.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VBB, UPCoM) ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/11, tỷ lệ là 25%.

1 doanh nghiệp thưởng cổ phiếu:

CTCP Thương mại và Khai thác Khoáng sản Dương Hiếu (DHM, HOSE) ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/11, tỷ lệ là 10%.

2 doanh nghiệp trả kết hợp:

CTCP In và Bao bì Mỹ Châu (MCP, HOSE), trả cổ tức với hai hình thức: cổ phiếu và thưởng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền đều là 29/11, với tỷ lệ là 10%.

CTCP TCO Holdings (TCO, HOSE) trả cổ tức với hai hình thức: cổ phiếu và thưởng cổ phiếu, ngày giao dịch không hưởng quyền đều là 26/11, với tỷ lệ lần lượt là 13% và 54%.

Lịch trả cổ tức bằng tiền

* Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.

Sàn Ngày GDKHQ Ngày TH Tỷ lệ
SZB HNX25/1127/1210%
PVMUPCOM25/1126/125%
DRIUPCOM26/1112/124%
PSPUPCOM26/1127/122%
CEGUPCOM27/1120/122,5%
VSHHOSE28/1131/1210%
DRLHOSE28/1120/1210%
MPYUPCOM28/1123/126%
KTCUPCOM29/1124/123%
POSUPCOM29/1113/1210%
TDFUPCOM29/1120/125%
HTLHOSE29/1118/1235%
GNDUPCOM29/1118/1210%
MSHHOSE29/1120/1235%
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm