Chuyên gia BV Bạch Mai nói gì tại phiên tòa xét xử vụ án chạy thận?

18/01/2019 - 21:54
Các chuyên gia hàng đầu của BV Bạch Mai được mời đến phiên tòa xét xử vụ án tai biến khi chạy thận tại Hòa Bình để trả lời những vấn đề liên quan đến chuyên môn.

Liên quan đến vụ án chạy thận, ngày 18/1, Đại điện BV Bạch Mai đã được mời đến để trả lời câu hỏi của các bên liên quan. Tại tòa, GS Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) cho biết, trong việc cấp cứu 18 nạn nhân vụ tai biến ngày 19/5/2017 thì BV Đa khoa Hòa Bình đã làm đúng quy trình của Bộ Y tế. Theo GS Bình, khi sự việc xảy ra nếu xác định là sốc phản vệ thì phác đồ điều trị là giống nhau. Sau đó, tùy hướng phán đoán để có hướng phân loại và xử lý khác nhau theo mức độ nặng nhẹ.

GS Bình cũng cho rằng, đối với việc xử lý hệ thống lọc nước RO, BV Bạch Mai không dùng cách như BV Đa khoa Hòa Bình đã dùng.

Tại tòa, GS Đỗ Gia Tuyển, Trưởng khoa Thận tiết niệu (BV Bạch Mai) cho biết, trong ngành thận tiết niệu ở Việt Nam, ngoài sự cố ở Hòa Bình thì chưa BV nào xảy ra. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, trên thế giới cũng đã có nơi xảy ra sự cố như vậy.

truc-tiep-xet-xu-vu-an-chay-than-o-hoa-binh-ngay-181-benh-vien-bach-mai-khang-dinh-cach-xu-ly-cua-benh-vien-hoa-binh-la-dung-quy-trinh-bb-baaaeayyo6.jpg
Chuyên gia BV Bạch Mai trả lời tại tòa

GS Tuyển cho biết, ở nước ngoài, về kỹ thuật lọc nước, kiểm tra nước sẽ có kỹ sư chuyên về lâm sàng, bác sĩ và điều dưỡng không liên quan. Còn ở Việt Nam, tùy từng BV mà có sự phân công khác nhau. “Khoa tôi chỉ vận hành còn việc bảo hành bảo trì thì có nhân viên của phòng Vật tư cùng với nhân viên khoa Thận làm việc đó. Về nguyên tắc phòng Vật tư bàn giao là chất lượng phải đảm bảo và chúng tôi chỉ vận hành để lọc máu”, GS Tuyển cho nói.

Liên quan đến vấn đề này, tại tòa, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) cho biết, ở BV Bạch Mai có kỹ thuật viên chuyên trách về nước. Người này có thể là điều dưỡng hoặc là kỹ thuật viên nhưng phải được trưởng khoa phân công.

Về đồng hồ đo độ dẫn điện, TS Dũng cho biết, BV Bạch Mai bố trí kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống nước, đảm bảo an toàn trước khi chạy thận. Theo đó, khoa phân công một kỹ sư và một điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ này. Điều dưỡng được học theo hình thức cầm tay chỉ việc. “Tất cả các buổi sáng kỹ thuật viên bắt buộc phải kiểm tra  vấn đề trên trước khi đưa vào sử dụng”, TS Dũng nói.

Trả lời câu hỏi của Luật sư về việc chẩn đoán sốc phản vệ, GS Bình cho rằng, sốc phản vệ là tình trạng nặng nhất, có thể chết ngay. Khi bị sốc phẩn vệ, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như ngứa đau bụng, đau đầu cho đến tụt huyết áp, sốc. Đối với sự cố ngày 29/5/2017, chẩn đoán của các y bác sĩ BV Đa khoa Hòa Bình là không có gì sai. GS Bình khẳng định, BV đã làm rất đúng, vì dùng andrelin sớm nên nhiều bệnh nhân đã sống còn nếu không sẽ còn nhiều bệnh nhân chết hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm