Chuyên gia chỉ cách trữ lạnh thực phẩm an toàn

17/11/2017 - 12:54
Hiện nhiều người bận rộn nên thường mua nhiều thực phẩm vềtích trữ trong tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng sẽ mất an toàn.
Theo TS Nguyễn Hùng Long, Cục phó Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), để thực phẩm bảo quản an toàn trong tủ lạnh, mọi người cần thực hiện đầy đủ các biện pháp như: Đóng gói thực phẩm an toàn. Bảo quản thịt, thịt gia cầm, cá sống tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn; thịt cần được bọc bằng màn bọc thực phẩm và để tách biệt với các thực phẩm khác (rau củ, nước uống…).

Một trong những cách tốt nhất để giữ thực phẩm an toàn là luôn rửa sạch tay trước và sau khi đóng gói thực phẩm. Về nhiệt độ của tủ lạnh, nhiệt độ lý tưởng ở ngăn mát nên là 4-50C trở xuống và ngăn đá thì nên để dưới 00C.

Thời gian trữ thực phẩm đã qua chế biến

Đối với thực phẩm thừa và dễ hỏng, nếu bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để vài tiếng. Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa khác không quá 4 ngày. Pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì để từ 3 đến 4 ngày.
tu-lanh-dep1.jpg
Nên trữ lạnh thực phẩm bằng lọ thủy tinh

Với thịt, cá (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3 đến 5 ngày. Còn trứng có thể để được trong tủ lạnh từ 3 đến 5 tuần, riêng trứng đã đập ra thì chỉ nên để vài ngày. Với thức ăn thừa, chưa dùng đến, nên chờ cho thức ăn thừa nguội đi rồi mới để vào tủ lạnh.

Cùng màng bọc thực phẩm, cần bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủ tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.
 
Bảo quản trái cây và rau

Việc bảo quản những loại thực phẩm này có thể gặp khó khăn bởi một số loại trái cây và rau không thích hợp để bảo quản cùng nhau. Một số loại trái cây tạo khí etilen dễ làm hỏng rau sớm. Vì thế, cần có một ngăn riêng để đựng rau. Đừng bảo quản trái cây và rau trong những túi hoặc các hộp đựng kín hơi, sẽ dễ làm chúng nhanh hỏng. Một số thực phẩm không giữ lạnh được lâu là hành, táo, củ cải, chuối...

tu-lanh-dep.jpgKhoong nên bảo quản trái cây và rau trong những túi hoặc các hộp đựng kín hơi

Theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thức ăn để trong tủ đông thì phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản chúng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.

Thực tế, khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm trong thủ lạnh và quên không dùng đến khi đồ ăn thực hạn và đành đem vứt đi. Điều này rất lãng phí và có thể ảnh hưởng đến đồ ăn khác trữ cùng. Để tránh trường hợp trên, nên tập thói quen xếp thực phẩm theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong, hoặc nếu không nhớ được thời gian đặt thực phẩm vào tủ lạnh, bạn có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm