pnvnonline@phunuvietnam.vn
Chuyên gia khuyến cáo những đối tượng không nên đi "săn băng tuyết"
Các đợt không khí lạnh khắc nghiệt ngày càng xảy ra phổ biến hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Điều này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cấp tính như cước chân tay, giảm thân nhiệt, viêm phổi, viêm mũi họng và một số bệnh mạn tính liên quan đến đường hô hấp, tim mạch, thậm chí nguy cơ bị đột quỵ, tử vong.
Nhiều người dân tranh thủ chụp ảnh, check in với băng tuyết tại vùng núi cao.
Các du khách ở các địa phương trên cả nước nơi phần lớn không quen với môi trường lạnh khắc nghiệt nên khi săn băng tuyết sẽ dễ gặp phải các vấn đề sức khoẻ, ảnh hưởng tới tính mạng do khi tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh, các mạch máu phải có phản xạ đột ngột để giúp cơ thể thích nghi.
Giải thích về cơ chế gây bệnh, PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi ở môi trường lạnh giá, cơ thể cần sinh nhiệt để đảm bảo giữ nhiệt độ cơ thể vẫn cân bằng ở mức khoảng 37 độ C, do đó đường trong gan sẽ được huy động để tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Những người đã có biến chứng xơ vữa động mạch, mỡ máu… khi gặp môi trường có nhiệt độ quá lạnh, động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, sức cản ngoại vi tăng nguy cơ gây đứt, vỡ các mạch máu não, đột quỵ và có thể bị tử vong.
Ngoài ra trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính khác cũng luôn là đối tượng nguy cơ cao bị ảnh hưởng sức khỏe khi tiếp xúc với điều kiện lạnh khắc nghiệt.
Thời tiết quá lạnh sẽ tác động đến hoạt động của mạch máu, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa.
"Săn băng tuyết" được coi là rất mạo hiểm. Với những người rất khỏe mạnh và mặc ấm áp toàn thân thì đây có thể là trải nghiệm thú vị. PGS.TS. Trần Thị Tuyết Hạnh cho rằng không phải ai đi săn băng, tuyết cũng có nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim nhưng mọi người cân nhắc giữa tình trạng sức khỏe và các trải nghiệm thú vị.
Chuyên gia này khuyến cáo, những người có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, các bệnh tim mạch, bệnh lý về phổi, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… tuyệt đối không nên tham gia (kể cả mặc rất ấm) vì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp, người bệnh phải giữ ấm, đặc biệt chú ý đến đầu, cổ và các đầu chi.
Theo PGS.TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, tại nhiều quốc gia, khi có người tham gia các trò chơi mạo hiểm sẽ được cân, đo và hỏi tiền sử bệnh tật để xem du khách có đủ điều kiện sức khỏe hay không. Kể cả người chơi rất thích tham gia và sẵn sàng trả tiền mua vé nhưng nếu thấy sức khỏe của họ không đáp ứng thì cũng sẽ bị từ chối.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng hiện nay có khả năng kéo dài đến ngày 28/1. Sau đợt không khí lạnh mạnh cuối tháng 1/2024, dự báo không khí lạnh sẽ hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm nên khả năng xảy ra rét đậm, rét hại trong tháng 02-3/2024 ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ.
Tuy nhiên, cần đề phòng các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, nhất là trong tháng 2/2024, có thể gây rét đậm, rét hại trên diện rộng và nguy cơ xảy ra băng tuyết ở khu vực vùng núi cao Bắc Bộ.
Ngoài ra, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ trong mùa Đông Xuân 2023-2024 có khả năng xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm. Các địa phương và người dân vẫn nên tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống rét, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.
Xem nhiều nhất

Khẩn cầu của nữ giáo viên có chồng và con gái cùng mắc bệnh hiểm nghèo
"35 tuổi tôi mới lấy chồng. Sinh được mỗi đứa con thì bị bệnh hiểm nghèo khi vừa 8 tháng tuổi. Chồng tôi thì bị suy thận. Một mình tôi phải xoay xở thế nào đây? Điều tôi lo sợ nhất là chồng, con bỏ lại tôi một mình".

Việt Nam chính thức thanh toán bệnh mắt hột
Ngày 14/4, Bộ Y tế chính thức công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam. Sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột, Việt Nam đã đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng.

"Quỹ Hy Vọng" hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn trong hành trình "tìm con"
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, trong đó hơn 50% là người trẻ dưới 30 tuổi. Đây không chỉ là thách thức y tế mà còn là vấn đề dân số đáng lo ngại khi tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm qua các năm.

"Tôi quyết định niềng răng ở tuổi 38"
Nếu trước đây, niềng răng chủ yếu được xem là việc của tuổi teen, thì nhiều năm trở lại đây, số lượng người trưởng thành - đặc biệt là từ 30 tuổi trở lên - chủ động tìm đến chỉnh nha đang tăng mạnh.

Lợi bị thâm đen có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào?
Nướu hay lợi bị thâm đen có thể do nhiều nguyên nhân. Trong khi nhiều người có lợi màu hồng sẫm hoặc đỏ nhạt thì một số có nướu màu đen hoặc nâu sẫm có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là nếu trước đây lợi của bạn chưa từng có màu thâm đen.
TIN NỔI BẬT

Từ kẹo giả đến sữa rởm: Khi người nổi tiếng tiếp tay cho gian thương
Gần 500 tỷ đồng doanh thu từ 573 nhãn hiệu sữa bột sản xuất và bán ra thị trường trong vòng 4 năm, nhưng tất cả chỉ là một vỏ bọc tinh vi cho một đường dây sản xuất hàng giả. Câu chuyện không dừng ở sự tinh vi của thủ đoạn, mà còn ở những lỗ hổng pháp lý bị lợi dụng và sự tiếp tay trắng trợn của những người nổi tiếng - "người của công chúng".

Vì sao sữa bột giả "hoành hành" trên thị trường suốt thời gian dài?
Vấn nạn sữa bột giả đã "hoành hành" trên thị trường trong thời gian qua, đặc biệt là trên không gian mạng xã hội có tới hàng nghìn sản phẩm được chào bán công khai, với những lời quảng cáo thổi phồng công dụng như “thần được”, đẩy nhiều người tiêu dùng thành nạn nhân bị sập bẫy lừa.

Phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2030 là phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là của những người lao động...

Khắc họa vẻ đẹp Áo dài cùng khát vọng vươn cao, vươn xa của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
"Bằng các hoạt động thiết thực, Hội LHPN Việt Nam mong muốn góp phần truyền cảm hứng và lan tỏa những thông điệp ý nghĩa, tích cực về tình yêu, lòng tự hào dân tộc, về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến đông đảo công chúng, đồng thời góp phần đưa các giá trị của Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới”, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh tại lễ khai mạc Chương trình Áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam”.

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
Ban Chỉ đạo TW về tổng kết Nghị quyết 18 ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.

TPHCM rực rỡ cờ hoa mừng 50 năm thống nhất đất nước
Nhiều tuyến đường, con hẻm tại TPHCM đã rợp cờ Tổ quốc, cờ đỏ búa liềm cùng với băng rôn, pano, áp phích... chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Tạo "bệ đỡ" cho phụ nữ hoàn lương xây dựng cuộc sống mới
Nhiều phụ nữ hoàn lương tại TPHCM đã nỗ lực làm lại cuộc đời bằng chính đôi tay, khối óc và nghị lực của mình. Trên hành trình ấy, họ không đơn độc mà luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ về vốn và sinh kế từ chính quyền, công an, các cấp Hội phụ nữ…

Doanh nghiệp tư nhân cần đổi mới để tăng nội lực và khả năng thích ứng
Đồng hành cùng sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong thời đại 4.0, không thể bỏ qua vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới. Liên quan đến nội dung này, bà Trang Đào, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Evonik Việt Nam, đã chia sẻ cùng PV Báo PNVN.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Phụ nữ và trẻ em gái chịu tác động nghiêm trọng từ thuốc lá
Mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 103 nghìn ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là vô cùng cần ...

Hi nữu: Mẹ cắt móng tay văng vào mắt con 2 tháng tuổi
Sau 2 ngày thấy con quấy khóc liên tục không dứt, chị N.T.L đưa con vào bệnh viện. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định có một vật nhọn khoảng 5mm nằm trong cùng của mi trên, gây xuất huyết kết mạc, viêm kết mạc, trầy xước giác mạc của bé.

7 loại trái cây mùa hè tốt cho sức khỏe tim mạch và tăng cường miễn dịch
Ăn trái cây theo mùa không những giúp hạn chế dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà trái cây ăn đúng mùa cũng có hàm lượng dinh dưỡng và hương vị ngon hơn hẳn. Theo đó, có một số loại trái cây mùa hè ăn đúng cách rất tốt cho tim mạch và miễn dịch.
Cứ đi bộ là xì hơi, nguyên nhân do đâu, có thể khắc phục bằng cách nào?
Dù xì hơi (đánh rắm) to, nhỏ, ít mùi hay nặng mùi thì xì hơi khi đi bộ cũng có thể khiến chúng ta mất tự tin. Mặc dù xì hơi là một trong những cách cơ thể "thải khí" tự nhiên ra bên ngoài, một phần của quá trình tiêu hóa.

Khẩn cầu của nữ giáo viên có chồng và con gái cùng mắc bệnh hiểm nghèo
"35 tuổi tôi mới lấy chồng. Sinh được mỗi đứa con thì bị bệnh hiểm nghèo khi vừa 8 tháng tuổi. Chồng tôi thì bị suy thận. Một mình tôi phải xoay xở thế nào đây? Điều tôi lo sợ nhất là chồng, con bỏ lại tôi một mình".

"Quỹ Hy Vọng" hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn trong hành trình "tìm con"
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn, trong đó hơn 50% là người trẻ dưới 30 tuổi. Đây không chỉ là thách thức y tế mà còn là vấn đề dân số đáng lo ngại khi tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm qua các năm.

Lợi bị thâm đen có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào?
Nướu hay lợi bị thâm đen có thể do nhiều nguyên nhân. Trong khi nhiều người có lợi màu hồng sẫm hoặc đỏ nhạt thì một số có nướu màu đen hoặc nâu sẫm có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là nếu trước đây lợi của bạn chưa từng có màu thâm đen.

"Tôi quyết định niềng răng ở tuổi 38"
Nếu trước đây, niềng răng chủ yếu được xem là việc của tuổi teen, thì nhiều năm trở lại đây, số lượng người trưởng thành - đặc biệt là từ 30 tuổi trở lên - chủ động tìm đến chỉnh nha đang tăng mạnh.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.