Cô gái 22 tuổi đột tử giữa đêm khuya, nguyên nhân khiến nhiều người trẻ giật mình

THÙY LINH (DỊCH TỪ ABOLUOWANG) 
09/08/2022 - 09:30
Được đưa vào cấp cứu trong tình trạng không còn ý thức, cô gái mất sau vài ngày nằm viện, nguyên nhân khiến ai cũng ngỡ ngàng.

Một cô gái 22 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc) được đưa vào phòng cấp cứu do thức khuya làm việc tới gần sáng trong suốt 4, 5 ngày liên tục. Dù được cứu chữa, cô gái đã qua đời vào ngày 26/7.

Cô gái vào phòng cấp cứu trong tình trạng suy tim. (Ảnh minh họa), 

Người thân bệnh nhân cho biết, trước khi xảy ra vụ việc, cô xuất hiện các triệu chứng như lạnh, tức ngực và khó chịu. Tại viện, bác sĩ nhận định cô bị viêm cơ tim và ngừng tim. Bác sĩ chỉ ra vấn đề của cô gái là ngủ quá ít, giấc ngủ quá ngắn, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể. Ngủ ngắn khiến miễn dịch yếu, tạo cơ hội cho virus và vi khuẩn tấn công, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy. Khi virus xâm nhập vào cơ tim, nó có thể gây viêm cơ tim, như trường hợp của cô gái ở Hàng Châu kể trên. 

Tác hại của ngủ ít 

Giấc ngủ có nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho cơ thể. Giấc ngủ tham gia vào hoạt động của dây thần kinh sọ não, hoạt động nội tiết, chuyển hóa, tim mạch và mạch máu não, thần kinh giao cảm cũng như thay đổi gen. Thời gian ngủ quá ngắn sẽ dễ dẫn đến đột biến gen, thậm chí gây sa sút trí tuệ khi về già. Ngủ ít ảnh hưởng đến tim mạch và mạch máu não, khiến thần kinh giao cảm bị hoạt động quá mức dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng dần, cùng với đó là các bệnh về mạch máu não.

Ngủ ít gây rối loạn nội tiết trầm trọng. Trong trường hợp bạn thức khuya trong thời gian dài, tác động tiêu cực đến sức khỏe nội tiết rất lớn, làm bạn mọc mụn, dễ bị bệnh phụ khoa... 

Ngủ quá ngắn, quá ít khiến tinh thần bạn kém. Chỉ khi ngủ đủ giấc và ngủ ngon, cơ thể con người mới thực sự phục hồi thể lực và năng lượng. Nếu bạn thường xuyên trì hoãn thời gian đi vào giấc ngủ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng thời gian ngủ quá ngắn. Theo thời gian, điều này sẽ đến suy kiệt rất nghiêm trọng về tinh thần và thể chất, ảnh hưởng lớn đến trí nhớ, sức đề kháng và khả năng miễn dịch. 

Các chuyên gia cảnh báo, ngủ ít làm tăng nguy cơ ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa "thức khuya" là nguyên nhân gây ung thư cấp 2A, cùng loại với thực phẩm chiên rán ở nhiệt độ cao. Thông qua các nghiên cứu dân số quy mô lớn, các nhà khoa học chỉ ra, sự xáo trộn của đồng hồ sinh học sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ở Boston đã xem xét hồ sơ của 190.000 y tá trước đây khỏe mạnh trong khoảng thời gian 30 năm và phát hiện ra rằng những y tá làm việc ca đêm dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng lên đáng kể.

Giấc ngủ thế nào là khoa học? 

Không thức khuya 

Cơ chế vận động tự nhiên của con người là mặt trời mọc thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Đương nhiên tùy vào tính chất công việc, bạn mới có thể tuân theo guồng này. Tuy nhiên, để tốt nhất cho sức khỏe, nên tuân thủ quy tắc đó. 

Các cơ quan trong cơ thể con người cần được giải độc và nghỉ ngơi vào ban đêm. Thức khuya lâu ngày sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học. Cùng với rối loạn nội tiết và suy giảm khả năng miễn dịch, hàng loạt vấn đề sẽ nối tiếp nhau như béo phì, lão hóa nhanh, giảm thị lực, ung thư, giảm tuổi thọ... 

Ngủ đủ giấc 

Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định năng suất hoạt động vào ngày mới của bạn. Do đó, nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc (6-8 tiếng mỗi đêm). Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể nghe nhạc, đọc sách, lưu ý tắt điện thoại, không ăn quá no... để cơ thể thoải mái nhất khi bước vào giấc ngủ. Nên dọn cho mình không gian nghỉ ngơi thoáng đãng, sạch sẽ, đảm bảo giấc ngủ chất lượng nhất.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm