"Cơ hội vàng" cho phát triển kinh tế xã hội

An Khê
19/12/2019 - 19:55
"Cơ hội vàng" cho phát triển kinh tế xã hội
“Khi dân số ở trong độ tuổi lao động vẫn đang gấp đôi số người ở trong độ tuổi phụ thuộc thì chính là một cơ hội tuyệt vời cho phát triển kinh tế xã hội” - đó là khẳng định của bà Naomi Kitahara - Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam.

Theo bà Naomi Kitahara, dân số Việt Nam đa dạng hóa với tốc độ nhanh chưa từng có, có sự phát triển phù hợp, chính sách phát triển cho thanh niên, việc làm, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản đảm bảo bình đẳng giới, đặc biệt là mức sinh giảm, ổn định ở mức 2,09 trẻ/phụ nữ. 

"Cơ hội vàng" cho phát triển kinh tế xã hội - Ảnh 1.

Bà Naomi Kitahara - Trưởng Đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. Ảnh: Kiều Trang

Thành công của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 bổ sung thêm vào bảng thành tích về năng lực ấn tượng của Việt Nam trong việc điều phối và thực hiện điều tra dân số và nhà ở cũng như là cuộc tổng điều tra dân số có quy mô khác.

Với chỉ số già hóa từ 30,9% trong năm 2018, đến 43,8% trong năm 2019. Người cao tuổi, đặc biệt là những mới bước vào nhóm đầu của người cao tuổi vẫn tiếp tục là một nguồn nhân lực quý giá, giàu kinh nghiệm và tháo vát. Họ vẫn tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Quan trọng hơn, người cao tuổi chính là tài sản văn hóa, là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước.

"Một xã hội già hóa cũng mang lại cơ hội phát triển cho một ngành kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi như cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trong ngành y tế và các ngành khác. Trong bối cảnh của Việt Nam ngày nay đang ngày càng hội nhập sâu vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chúng ta có rất nhiều cơ hội để cho tất cả mọi người, kể cả người cao tuổi cả giới trẻ đều tiến lên để không ai bị bỏ lại phía sau" - bà Naomi Kitahara chia sẻ.

Kết quả của tổng điều tra cho thấy những tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em với tỉ lệ là 95,4% các ca sinh hỗ trợ với y tế lành nghề và tỷ lệ mất mẹ trong năm 2019 là 46 ca. Điều này chỉ ra rằng Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu sớm hơn so với kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, có một thách thức vẫn chưa được cải thiện đó chính là tỷ lệ cân bằng giới tính khi sinh năm 2019 là 111,5 bé trái/100 bé gái.

Xem Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Tại đây

Một số chỉ tiêu chủ yếu của Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019

  • 1- Quy mô và cơ cấu dân số:
  • Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 96.208.984 người. Trong đó, dân số nam là 47.881.061 người, chiếm 49,8%, dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2%. Cả nước có 26.870.079 hộ dân cư, tăng 4,4 triệu hộ so với cùng thời điểm năm 2009. Dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm 34,4% dân số nông thôn là 63.086.436, chiếm 65,6% tổng dân số cả nước.


  • 2- Mức sinh:
  • Tổng tỷ suất sinh (TFR) tính từ kết quả Tổng điều tra năm 2019 là 2,09 con/phụ nữ. Trong hơn 1 thập kỷ qua, mức sinh của Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở dưới mức sinh thay thế và thấp hơn mức sinh trung bình của các nước trong khu vực Đông Nam Á (TFR của khu vực Đông Nam Á năm 2019 là 2,2 con/phụ nữ).


  • 3- Mức chết:

    Tỷ suất chết thô của cả nước là 6,3 người chết/1000 dân. Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em góp phần vào giảm mức chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR). IMR năm 2019 là 14 trẻ tử vong/1000 trẻ em sinh sống.


  • 4- Di cư và đô thị hóa:
  • Trong số 88,4 triệu dân từ 5 tuổi trở lên, số người di cư là 6,4 triệu người, chiếm 7,3%.


  • 5- Giáo dục:
  • Hầu hết người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, chiếm tỷ lệ 95,8% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Việt Nam hiện có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đến trường.


  • 6- Lao động và việc làm:
  • Cơ cấu giới tính phân bố trong lực lượng lao động của Việt Nam tương đối cân bằng với tỷ trọng 52,7% nam giới và 47,3% nữ giới.


  • 7- Điều kiện ở và sinh hoạt của hộ dân cư:
Đến thời điểm điều tra dân số chỉ còn 1.244 hộ không có nhà để ở. Ngoài ra có 310 người lang thang cơ nhỡ tại 10 tỉnh. Tổng số có 4.418 người hiện không có nhà ở trên toàn quốc.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm