Coi chừng, ông bà dễ vô tình dạy cháu thói quen xấu

04/06/2019 - 13:50
Rất nhiều trẻ em được ông bà chăm sóc phần nhiều thời gian khi còn bé, kể cả khi trẻ đi học mẫu giáo. Và nhiều bé đã có những thói quen không tốt.
thang-5-ong-ba-2.jpg
Ông bà chiều chuộng, chăm sóc cô cả từng li từng tí (Ảnh minh hoạ)

 

Chị Nguyễn Thị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) làm kế toán trưởng của một công ty xuất nhập khẩu. Công việc hàng ngày của chị thường kết thúc vào lúc 7-8 giờ tối nên mọi việc đưa đón đi học, tắm rửa, ăn uống của cô con gái cả đều trông cậy vào ông bà nội. Trước đây, ông là bộ đội, bà là giáo viên nên đó là 2 pho sử sống của con bé. Nó có thể ngồi cả ngày nghe chuyện và được lớn lên trong một không khí gia đình ấm áp. Nhưng cô bé cũng được ông bà bao bọc như em bé. Không phải làm việc nhà đã đành, những chăm sóc cá nhân như cất quần áo, mang đồ giặt cho vào máy, pha sữa, bật TV, cất đồ chơi cũng được ông bà tranh làm cả. 

Chị Minh Hằng (Khu đô thị Đại Kim, Hà Nội) lại căng thẳng với việc 2 đứa con nhà mình suốt ngày học nhanh như chớp để còn ngồi xem phim với ông bà. Các bộ phim dài tập Hàn Quốc, Trung Quốc, các bộ phim Việt Nam ở cả 6-7 kênh được 4 ông bà cháu xem hết. Đúng là 2 đứa trẻ có những nhìn nhận, đánh giá về mặt tình cảm rất chững chạc, chúng cũng biết cách thể hiện cảm xúc bằng hành động, lời nói khiến bố mẹ luôn bất ngờ và hạnh phúc. Nhưng phần bài tập, học thuộc lòng của con trên lớp lại rất tệ. Hai đứa luôn thích trốn các buổi học thêm. Hôm thì váng đầu, hôm thì buồn ngủ, chỉ để không bị bỏ qua các tập phim. Khi bố mẹ có ý kiến, ông bà lại nói học cách sống qua các bộ phim rất tốt, đó là những bài học không có trong các bài giảng ở trường.

thang-5-ong-ba-1.jpg
Thời gian bọn trẻ xem TV lên đến mấy tiếng mỗi ngày (Ảnh minh hoạ)

 

Còn như chị Hà Thảo (Hà Đông) con mới gần 2 tuổi mà đã có bao nhiêu ấm ức. Lúc nào ông bà cũng tranh hết phần chăm sóc cháu đích tôn, kể cả ngủ đêm. Vì vậy thằng bé không mấy theo mẹ. Mỗi lần có khách đến chơi, ông bà lại được dịp khoe thằng bé chả bện mẹ, suốt ngày dính ông bà như cái đuôi. Nhưng như thế không stress bằng việc mỗi lần cho nó ăn bột, ông bà lại bật điện thoại lên cho nó xem. Các liên khúc những bài hát sôi động nhưng chả có ý nghĩa gì, các bộ phim hoạt hình nối đuôi nhau, kể cả các phim hài người lớn ông bà hay xem đều là “món” ưa thích của thằng bé. Muốn nó đi ngủ nhanh thì cứ cho nó xem 5-7 bài hát hoặc 1-2 phim hoạt hình. Nghe thì tưởng bình thường nhưng cộng thời gian con xem điện thoại và TV mỗi ngày trong 4 bữa cháo, 3 bữa sữa và 3 giấc ngủ lên đến 6-7 tiếng đồng hồ.

Cảnh chung đó nhiều khi rất khó dung hoà giữa các thành viên trong gia đình. Có lẽ ông bà đã bước vào tuổi già, không đủ năng lực thể chất và khả năng vận động để trông và chơi với một đứa trẻ năng động từng giây, từng phút. Ông bà có thể không đủ kiên nhẫn chơi với trẻ nhỏ nên sẵn sàng đáp ứng các loại hoạt động và trò chơi mà bọn trẻ cần. Nếu một hoặc cả hai người gặp khó khăn về thị giác hoặc thính giác thì càng hạn chế những gì họ có thể làm với con bạn trong ngày. Những sở thích của người già cũng rất khác với trẻ con. Người già thích xem phim để thấy những cảnh xúc động, nâng cao tầm quan trọng của tình yêu, tình cảm gia đình. Và người già có nhiều thời gian ở nhà, luôn mong muốn được chăm sóc con cháu từ những việc nhỏ nhất.

 

Một số gợi ý hữu ích giúp bạn cải thiện tình hình:

  1. Đề xuất các hoạt động cụ thể

Con bạn thích sự đa dạng, với các trò chơi, đồ chơi mỗi ngày. Cả nhà cùng nhau lên danh sách các việc mà ông bà và các cháu cùng nhau làm mỗi ngày để ông bà đón nhận việc đó thoải mái nhất. Thời gian biểu này giúp cho mọi việc được kiểm soát tốt hơn.

  1. Tăng cường chơi với bạn

Nó nhắc nhở ông bà rằng trẻ nhỏ cần thời gian và tham gia các hoạt động với những người khác bằng tuổi mình. Nên có lịch đưa con đi chơi hoặc đón những đứa trẻ khác đến nhà chơi.

  1. Khuyến khích những thói quen tích cực:

Thay vì phàn nàn về những thói quen xấu mà con trẻ ảnh hưởng từ ông bà, hãy khai thác các thế mạnh của nó. Ví dụ cùng nhận xét, thảo luận về bộ phim vừa xem trước khi đi ngủ. Hay ông bà và các cháu cùng rửa bát, dọn nhà…

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm