Chuột rút ở chân thường xảy ra ở phía sau của bắp chân dưới và hiện tượng này xuất hiện đa phần là khi bạn đang ngủ hay lúc bạn mới thức giấc.
Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân bị bệnh thận có thể làm mất chất lỏng trong cơ thể, dẫn đến chuột rút cơ. Các thuốc cho bệnh nhân cao huyết áp và bệnh hen suyễn cũng gây chuột rút cơ vì chúng làm giảm lượng kali, canxi và magiê trong cơ thể, dẫn đến sự mất cân bằng điện giải.Sự mất cân bằng nội tiết: Phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh có thể bị chứng chuột rút cơ thường xuyên do mức độ estrogen trong cơ thể vào thời gian đó rất thấp. Mức estrogen thấp dẫn đến sự mệt mỏi cơ và chuột rút cơ.Tập luyện quá sức: Tập các bài tập nặng liên tục trong một khoảng thời gian có thể dẫn đến việc sử dụng quá mức cơ. Các vận động viên thường bị chuột rút cơ bắp đột ngột khi tập luyện, nguyên nhân là vì trong thời gian chạy, cơ bắp chân phải làm việc quá sức, làm cho chúng co bóp đột ngột.Sự mất cân bằng điện giải: Một nguyên nhân quan trọng gây chuột rút là mất nước. Đổ mồ hôi khi tập thể dục làm cạn kiệt chất lỏng trong cơ thể kéo theo việc mất một số loại khoáng chất nhất định như kali, natri clorua và magiê. Điều này dẫn đến mất cân bằng điện giải và mất nước, cuối cùng dẫn đến chuột rút cơ.Rối loạn thận: Khi một người bị rối loạn chức năng thận, phốt pho có thể tích tụ trong cơ thể và dẫn đến lượng canxi thấp. Lượng canxi thấp thường là nguyên nhân chính gây chuột rút cơ. Ngoài ra, một số loại thuốc cho bệnh nhân thận bị bệnh thận làm canxi bị đẩy ra khỏi cơ thể, dẫn đến chuột rút.Tình trạng vận động nhiều còn gây lắng đọng acid lactic trong bắp thịt, dẫn đến rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa dây thần kinh và cơ bắp, nên dù bộ não muốn cơ thư giãn sau khi cử động nhưng cơ vẫn tiếp tục co rút gây ra đau.