Con chứng kiến bạo hành gia đình: Hậu quả khôn lường

30/08/2019 - 09:46
Mâu thuẫn trong gia đình là chuyện thường gặp, nhưng dẫn đến căng thẳng đánh cãi trước mặt con cái thì tuyệt đối không nên. Vì những hành động, lời nói đó sẽ mang lại hậu quả khôn lường đối với con cái đang trong giai đoạn vàng phát triển về tâm lý.

Trong một khoảng thời gian ngắn đã có 3 vụ việc gây chấn động dự luận về hành vi bạo lực gia đình nga trước mắt con trẻ: vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc đánh suốt 3 tiếng đồng hồ vào tháng 7/2019. Cuối tháng 8 là hai vụ việc cán bộ kho bạc tấn công vợ ở Bắc Kạn và võ sư đánh vợ ở  Hà Nội.

Điều đáng lên án ở đây chỉ vì cơn tức giận, đuối lý mà các ông chồng thẳng tay đánh vợ trước mặt những đứa con mà không nghĩ tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý cũng như tương lai của con em mình.

hq-bmcnpm.png
Trẻ em có thể là nạn nhân nếu chứng kiến cảnh bạo hành gia đình

Những hậu quả khôn lường từ việc chứng kiến bạo hành gia đình

Thạc sĩ Lã Linh Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học Tâm Lý Giáo dục, Hà Nội - cho hay: Những cảnh bạo lực gia đình dễ ảnh hưởng tâm lý trẻ, khoảng 40% trẻ em và người lớn bị các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm khi chứng kiến cảnh bảo lực ngay trong gia đình mình. Mỗi tháng ngay tại trung tâm nhận 30 -  50 lượt khám liên quan về các vấn đề tâm lý.

Trẻ em đến khám thường có biểu hiện lo âu, trầm lặng. Các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, cắn móng tay đến cụt hoặc chảy máu, tay vân vê đồ vật, khó ngủ, sợ hãi trong giấc mơ. Lớn hơn một chút các bé tự làm hại cơ thể, rạch tay...

Thạc sĩ Nga phân tích: những trẻ chứng kiến cảnh bạo lực gia đình thường thu mình lại, dễ bị kích động, khó thực hiện theo yêu cầu của người lớn, học tập kém dần. Thông thường đến năm 4 tuổi cha mẹ mới phát hiện ra và đưa đi khám. “Khi trẻ nhìn thấy bố mẹ đánh cãi nhau, sau này bé có thể tái hiện lại tình huống đó. Có những em sẽ co lại như mẹ hoặc hung bạo như bố. Nhiều lý thuyết tâm lý khẳng định cách hành xử và cảm xúc của bố mẹ sẽ được trẻ tiếp nhận, học theo và ứng xử tương tự. Nó được gọi là quy luật lây lan về tâm lý. Tiếp xúc năng lượng tiêu cực, lớn lên, trẻ sẽ có khả năng đương đầu kém với các vấn đề xã hội”.

Quy luật lây lan về tâm lý “Cha mẹ còn đánh nhau mà”

Trong cuộc sống, tranh cãi là điều khó tránh khởi của các cặp vợ chồng. Nhưng rồi trong lúc tức giận không biết kìm nén cảm xúc, dẫn đến cao trào rồi sau đó hậu quả là không thể lường trước. Có bao cảnh vợ chồng ly tán người vào tù người mãi mãi ra đi, những đứa trẻ vô tội bơ vơ không nơi nương tựa. Hoặc có những đứa trẻ không biết từ bao giờ tính tình trở lên cọc cằn hay đánh bạn bè trong lớp, cãi nhau với thầy cô thậm chí ngang nhiên cãi lại chính cha mẹ mình... 

Câu chuyện của chị Ngọc Nga, Q.Tân Bình (TPHCM), chia sẻ: Con gái chị năm nay vào lớp một, so với bạn bè cùng tuổi cháu cao lớn và cũng khá bạo dạn, có lần chị đón cháu tại trường thì có nhiều bạn qua mách với chị là bạn hay hay trêu chọc và đánh các bạn khác, chị Nga nghĩ rằng con nít đùa nghịch nhau trong lớp nên không quan tâm nhiều.

Cho đến một hôm khi chị đi chợ về tới nhà, tận mắt chứng kiến con gái mình “giật tóc, tát tới tấp” vào mặt một người bạn hàng xóm, chị Nga hốt hoảng không nghĩ con gái mình lại có hành động đánh bạn như vậy. Chị liền kéo ra và bắt xin lỗi bạn, không ngờ con gái chị liền trả lời: “Ở nhà ba mẹ cũng đánh nhau như thế mà”, chị đau nhói trong tim và kể từ ngày đó chị và chồng không còn có những lần đánh cãi nhau trước mặt con. 

Câu trả lời của con gái chị Nga, bé gái 6 tuổi là đáp án cho thấy em chính là nạn nhân của bạo lực gia đình, em đã chứng kiến cảnh bố mẹ đánh cãi nhau và em đã tiếp nối các hành vi đó. Môi trường gia đình có yếu tố rất quan trọng tác động lên cuộc sống của các em từ gia đình đến trường học và ra xã hội, các em mà tiếp xúc với người tốt với những điều tích cực thì sẽ học hỏi được những điều hay ý đẹp. Sự thật  cũng cho thấy rất nhiều thanh thiếu niên phạm tội phần lớn đều có hoàn cảnh gia đình bất ổn, thiếu tình thương, quan tâm từ gia đình. 

Giáo sư Gordon Harold, giảng viên Khoa tấm lý học trường Đại học Sussex (Anh quốc), cho biết, kết quả một dự án nghiên cứu ở trẻ em, đã cho thấy:

- Cha mẹ tranh cãi thường liên quan đến sự không thành công của trẻ sau này đặc biệt khi trẻ nhỏ hơn 8 tuổi, bởi thời điểm này bé đang trong giai đoạn phát triển nhận thức nhạy cảm.

- Trẻ có hành vi giao tiếp kém khi ở trường cũng như trong công việc

- Các cuộc tranh cãi có thể diễn ra ở các thế hệ sau nối tiếp. Khi cha mẹ tranh cãi ẩu đả, sau này khi con cái kết hôn thì những hành vi đó sẽ lặp lại và thường sẽ dẫn đến các cuộc ly hôn đáng tiếc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm