pnvnonline@phunuvietnam.vn
Con học trung tâm tiếng Anh mấy năm vẫn không giỏi giao tiếp, thầy giáo chỉ ra nguyên nhân
"Các mẹ cho con đi học tiếng Anh ở đâu ạ? Bé lớn nhà em (lớp 6) học tại một trung tâm nổi tiếng nhiều năm rồi mà cũng chỉ bập bõm trả lời từng câu hỏi của thầy chứ không giao tiếp trôi chảy như nói chuyện hằng ngày được. Bé sau (6 tuổi) cũng học ở đây được 1 năm nhưng chỉ biết Yes, No thôi" - một bà mẹ ở TPHCM mới đây chia sẻ những dòng tâm sự trong một hội nhóm về tình trạng học tiếng Anh của các con. Đồng thời, chị nhờ các phụ huynh có kinh nghiệm "mách nước" giùm chỗ học hiệu quả, uy tín.
"Con học trung tâm hoài sao không giỏi", có thể thấy đây không chỉ là thắc mắc của mỗi bà mẹ này. Dưới phần bình luận, hàng chục phụ huynh cũng than thở vì "cùng cảnh ngộ". Có người cho con học 1 năm, có người 2 thậm chí 3, 4 năm nhưng khả năng tiếng Anh của con cũng chỉ ở mức nghe hiểu một số câu đơn giản.
Học mãi không giỏi, nguyên nhân vì đâu?
Nói về vấn đề này, thầy Đỗ Cao Sang - người từng có hơn 14 năm làm giáo viên cùng với kinh nghiệm làm giáo vụ, phòng đào tạo cho một số trung tâm ngoại ngữ, cho rằng: Cũng có một phụ huynh hỏi anh, tại sao con gái 12 tuổi nhà mình học ở trung tâm buổi tối (khá danh giá) nhiều năm liền mà năng lực tiếng Anh của cháu tiến bộ rất chậm.
Thầy Đỗ Cao Sang
Thầy Sang cho rằng, con chị có thể không hề lười biếng, bạn ấy có thể đã làm rất tốt yêu cầu của giáo viên. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề sau đây:
1. Chương trình học tập ở trung tâm tiếng Anh buổi tối khá nhẹ. Để làm cho giờ học thú vị và đầy ắp tiếng cười, người soạn giáo trình cho các bé ở trung tâm đã "pha loãng" kiến thức ra nhiều. Một bé với trí thông minh khá, chỉ cần học trong 1 tuần thì bé đã phải học kéo dài trong 1 tháng.
Thấu hiểu cha mẹ và các bé đa số đề cao sự vui vẻ, sảng khoái, trung tâm ngoại ngữ đã khéo léo đáp ứng điều này. Vả lại, "pha loãng" chương trình ra cũng là phong cách làm việc của châu Âu. Sở dĩ họ làm vậy vì trẻ em của họ có nhiều kênh khác để học và văn hóa châu Âu có khả năng tự học rất cao.
2. Rất ít phụ huynh đồng hành với con, họ giao phó hoàn toàn cho trung tâm. Các trung tâm luôn tổ chức thi kiểm tra đánh giá trình độ các bé sau 3 tháng học. Và điểm số luôn vượt mong đợi của cha mẹ. Nhưng thông thường, điểm số ở trung tâm buổi tối không phản ánh chuẩn 100% trình độ, kỹ năng ngôn ngữ của một người học.
Vấn đề thêm nghiêm trọng hơn là rất ít cha mẹ quan tâm thực sự con mình đang học gì, làm gì, tâm tư ra sao. Nói cách khác, rất ít phụ huynh đồng hành với con. Họ giao phó hoàn toàn cho trung tâm. Đến khi vấn đề đi qua xa, họ mới tá hỏa phàn nàn, "cầu cứu" khắp nơi.
3. Trách người cũng không bằng tự phản tỉnh bản thân. Trung tâm là thế nhưng cha mẹ và các bạn học viên cũng rất thụ động và ỉ lại. Nhiều em coi việc hoàn thành đi học, làm bài được giao là tất cả. Các em không chủ động học, đọc ở nhiều kênh khác.
Học tiếng Anh cần chủ động, tích cực tích lũy từ vựng mọi lúc mọi nơi, đều đặn và bền bỉ. Thầy cô chỉ giúp đưa ra con đường, truyền cảm hứng và dìu dắt bước đầu cho việc học lâu bền của bạn mà thôi.
4. Ngoài việc thụ động trong học hành, các học viên còn tiếp cận tiếng Anh sai cách. Học tiếng Anh cần học kỹ. Mỗi ngày chỉ một đoạn nhỏ tin tức, đoạn phim, đoạn hội thoại, bài hát nhưng học cho kỹ. Nghe họ đọc và nhái theo nhiều lần đến khi thuộc lòng. Giai đoạn đầu, bạn nên thuộc lòng càng nhiều càng tốt. Khi trình độ trên trung cấp, bạn có thể bắt đầu giảm dần sự học thuộc lòng nghiêm khắc đó.
Chẳng những thế, việc học tiếng Anh chủ yếu phải dồn vào học từ vựng và cách dùng từ vựng. Ở trung tâm buổi tối, lượng từ vựng vô cùng nhỏ bé. Các em nhỏ lại không tự học thêm. Mà học từ vựng thì không hề cần đến thầy giáo, giáo trình hay khóa học nào. Bất cứ chỗ nào các em cũng có thể tìm thấy vài từ tiếng Anh. Hãy học nó ngay và luôn.
Các bạn đừng nói "để xong việc X thì em học luôn một thể". Học tiếng Anh không có khái niệm "luôn một thể" mà là ròng rã, liên tục, miệt mài từng chút một trong suốt hành trình dài. Tối thiểu các bạn cũng phải "tu luyện" vài năm mới mong xây dựng được một năng lực tiếng Anh trên bậc trung bình.
Quan trọng hơn cả, ta phải học từ vựng theo cụm, tổ hợp mới nhanh tiến bộ được. Ví dụ: To pour some water into the pot; to be in shortage of money; to prevent the train from moving…Việc học này có vô vàn lợi ích, có thể đẩy tốc độ học tiếng Anh của bạn lên 3 đến 5 lần so với cách học từ vựng riêng rẽ.
Nghe nhiều sẽ giỏi nói - Đọc nhiều sẽ giỏi viết
Học tiếng Anh là mỗi ngày một chút từ vựng, đều, chắc, kỹ, tỉ mỉ. Tuy nhiên tài liệu hợp với bạn là tài liệu 7/3. Nghĩa là 7 cái đã biết và 3 cái mới. Nếu bạn là beginners (người mới bắt đầu) thì tìm sách có ghi chữ beginners. Hãy nhái đọc theo cho thuộc và giống hệt.
Không ai giỏi tiếng Anh mà chỉ chăm chút vào một khóa học. Nhưng trớ trêu là, tư duy ấy cực kỳ phổ biến ở cộng đồng chúng ta. Ngay tư duy về học ngoại ngữ của bạn đã sai, làm sao bạn tiến xa và đúng cách được.
Bạn sẽ có thể thành công nếu theo đuổi học khóa làm kim chi, khóa cắm hoa, khóa cắt may, khóa làm excel, sửa xe máy... Nhưng với tiếng Anh, vì kiến thức của nó quá rộng và vụn vặt, bạn không thể tư duy theo lối đó. Học ngoại ngữ, nên được ví như ong kiếm mật, gà nhặt thóc, bòn mót, gom góp nhiều năm tháng liên tục. Cố gắng phát huy đều đặn và bền bỉ. Làm nhiều lần, không bỏ cuộc mới quan trọng.
Học tiếng Anh chú trọng hỏi "tôi đã làm (nghe/nói/đọc/viết) câu ấy/bài ấy/từ ấy bao nhiêu lần". Đừng nên chú trọng đúng sai. Làm nhiều tất sẽ đúng. Nghe nhiều sẽ giỏi nói. Đọc nhiều sẽ giỏi viết.
Học viên vì thế nên chia sự học thành hai phần việc. Phần cứng (compulsory) và phần mềm (flexible). Phần cứng nghĩa là làm chuẩn/đúng yêu cầu trên lớp, bài tập về nhà, bài chuẩn bị. Phần mềm là học tự do theo sở thích (lồng tiếng, đọc sách, luyện bộ đề thi, xem phim, nghe bài hát…).
Nhiều bạn chưa làm phần cứng đã "nhảy" sang phần mềm. Lồng tiếng rất nhiều. Lồng mà không thuộc thì cũng ít tác dụng. Nên học thuộc bài ở lớp đã. Sau đó mới cơi nới thêm nội dung theo ý thích riêng.
Ảnh minh họa
Học ở trung tâm có 3 giai đoạn phải tuân thủ nghiêm ngặt mới có hiệu quả cao: Trước khi lên lớp phải chuẩn bị. Trong khi lên lớp phải tập trung. Sau khi học lớp phải ôn luyện. Trong đó giai đoạn 1 và 3 là quan trọng nhất.
Chúng ta cần tập đọc và viết tối thiểu 5 lần. Đừng tham về khối lượng. Hãy làm thật kỹ một ngày 15 câu/cụm từ. Cái đích là phải tương đối thuộc các cách diễn đạt, từ vựng và phát âm. Nếu không làm kĩ, việc học sẽ kém hiệu quả. Nếu làm đúng lời khuyên, các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Thuộc được mới là của mình. Chưa thuộc thì nó vẫn là của người khác.
Bạn không theo đúng quy định, kết quả sẽ bất như ý. Khi ấy xin bạn đừng đổ lỗi hoàn toàn cho trung tâm buổi tối.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.
Xem nhiều nhất

Nữ sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế 2025: Được mẹ truyền đam mê
Sau 5 năm đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO) của Việt Nam chỉ toàn các thành viên nam, năm nay, nữ sinh lớp 11 Trương Thanh Xuân đã làm rạng danh trường THPT Chuyên Bắc Ninh khi góp mặt trong đội tuyển quốc gia dự thi IMO, truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh yêu Toán trên cả nước.

Công an Quảng Bình bàn giao nhà nội trú cho giáo viên "cắm bản"
Công an tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành công trình nhà nội trú dành cho giáo viên đóng tại bản Rào Con, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nhóm sinh viên ở TPHCM chế tạo viên nén sinh khối từ vỏ tỏi
Sản phẩm của nhóm sinh viên đến từ nhiều trường đại học tại TPHCM là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là vỏ hành, tỏi tạo ra viên nén dùng để nướng thực phẩm và đuổi muỗi.

Giải tỏa áp lực thi cử cho học sinh lớp 9
Trước việc học sinh lớp 9 căng thẳng, lo lắng với kỳ thi vào lớp 10 công lập, nhóm bạn trẻ đến từ các trường THPT ở Hà Nội đang trở thành những người đồng hành, không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn giúp các em giải toả tâm lý trước kỳ thi.

Người phụ nữ ghi dấu ấn quan trọng trong Toán học
Ngoài lý thuyết số, Sophie Germain đã có những đóng góp đáng kể cho vật lý, đặc biệt là trong nghiên cứu về độ đàn hồi. Năm 1811, bà tham gia một cuộc thi do Viện Hàn lâm Khoa học Paris tổ chức, nhằm phát triển một lý thuyết toán học về độ đàn hồi.
TIN NỔI BẬT

Quý I-2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực
Chiều 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ, cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025.

Phú Thọ: Dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
Ngày 6/4/2025 (tức mùng 9/3 năm Ất Tỵ), đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập (2 địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024) tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Những người mẹ Bàn Cờ góp phần làm nên Mùa xuân đại thắng
“Có người mẹ Bàn Cờ/tay gầy tóc bạc phơ”, xin mượn 2 câu đầu trong bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” của tác giả Nguyễn Kim Ngân để bày tỏ lòng tri ân những người mẹ, những người phụ nữ đã không sợ hiểm nguy, che giấu chiến sĩ biệt động giữa lòng đô thị, góp phần vào đại thắng mùa xuân năm 1975.

Địa đạo Củ Chi - một huyền thoại của Việt Nam trong thế kỷ 20
Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới.

Vụ mẹ nghi sát hại con để trục lợi tiền bảo hiểm: Sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức
TS.LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cho rằng, sát hại con đẻ của mình để trục lợi bảo hiểm là hành vi vô cùng nhẫn tâm, mất tính người và cần phải xử lý bằng chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật.

"Bài học lớn nhất vợ chồng tôi muốn để lại cho các con là tình yêu thương"
Anh Nguyễn Ngọc Bản (40 tuổi) và chị Đinh Song Bách Xuân (42 tuổi) đã kết hôn được 18 năm với biết bao kỷ niệm đẹp về tình yêu thương. Hiện anh chị sống ở thành phố Đà Nẵng cùng với 3 con.

Sử dụng chatbot để chia sẻ cảm xúc
Taylee Johnson, một cô bé 14 tuổi sống gần Nashville, Tennessee (Mỹ), gần đây đã trò chuyện với Troodi. Cô bé tâm sự về nỗi lo khi chuyển đến khu phố mới, xa bạn bè và áp lực từ bài kiểm tra khoa học sắp tới.

Truyện ngắn: Hạnh phúc
Dù hạnh phúc ấy âm thầm và mang theo nỗi đau. Em quả may mắn khi có những người như Biên làm bạn.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hà Nội: Thầy cô, học sinh tăng tốc ôn thi vào lớp 10
Dạy tiết 0, tận dụng thời gian truy bài đầu giờ, bồi dưỡng riêng cho học sinh yếu kém và khích lệ học sinh tự học là cách các trường đang triển khai để ...

Định hướng, kết nối để nữ sinh mạnh dạn theo đuổi lĩnh vực STEM
Thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn, cố vấn và hướng nghiệp, dự án STEMherVN hướng đến việc phá vỡ rào cản định kiến giới, tạo điều kiện để nữ giới tự tin phát triển trong các lĩnh vực STEM, đóng góp vào sự đổi mới và phát triển bền vững của xã hội.

Người phụ nữ ghi dấu ấn quan trọng trong Toán học
Ngoài lý thuyết số, Sophie Germain đã có những đóng góp đáng kể cho vật lý, đặc biệt là trong nghiên cứu về độ đàn hồi. Năm 1811, bà tham gia một cuộc thi do Viện Hàn lâm Khoa học Paris tổ chức, nhằm phát triển một lý thuyết toán học về độ đàn hồi.

Học bổng vào đại học: Miễn phí hay công cụ để trường đạt mục đích riêng?
Mỗi mùa tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam lại tung ra nhiều gói học bổng lên tới vài chục, thậm chí vài trăm tỷ đồng dành cho nhiều đối tượng sinh viên. Tuy nhiên, học bổng có thực sự miễn phí hay đó là công cụ đắc lực để mỗi trường đạt được những mục đích riêng?

Nữ sinh duy nhất của đội tuyển Việt Nam dự Olympic Toán quốc tế 2025: Được mẹ truyền đam mê
Sau 5 năm đội tuyển Olympic Toán quốc tế (IMO) của Việt Nam chỉ toàn các thành viên nam, năm nay, nữ sinh lớp 11 Trương Thanh Xuân đã làm rạng danh trường THPT Chuyên Bắc Ninh khi góp mặt trong đội tuyển quốc gia dự thi IMO, truyền cảm hứng cho nhiều nữ sinh yêu Toán trên cả nước.

Công an Quảng Bình bàn giao nhà nội trú cho giáo viên "cắm bản"
Công an tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành công trình nhà nội trú dành cho giáo viên đóng tại bản Rào Con, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trường tư "bắt chẹt" phụ huynh với loạt phí ghi danh
Áp lực của cuộc đua vào lớp 10 trường công với học sinh Hà Nội tăng cao khi trong số khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS chỉ có khoảng 60% thí sinh đỗ vào trường THPT công lập. Để đảm bảo con có chỗ học, phụ huynh đang phải gánh những khoản phí lên tới hàng chục triệu đồng để “đặt cọc” giữ chỗ cho con tại trường tư thục.

Giải tỏa áp lực thi cử cho học sinh lớp 9
Trước việc học sinh lớp 9 căng thẳng, lo lắng với kỳ thi vào lớp 10 công lập, nhóm bạn trẻ đến từ các trường THPT ở Hà Nội đang trở thành những người đồng hành, không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn giúp các em giải toả tâm lý trước kỳ thi.
Đọc thêm

Podcast: Ảnh hưởng của mối quan hệ gia đình đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các con
Chuyên gia tâm lý Dương Thị Thu Hà - Phó Viện trưởng Viện Tâm lý đời sống - chia sẻ về vai trò của gia đình trong việc định hình tâm lý và cảm xúc của con trẻ và một số giải pháp để trẻ được lớn lên trong sự yêu thương trọn vẹn.

Podcast: Kỹ năng ứng phó với thiên tai
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến nay, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với gần 700 trận thiên tai, khiến hơn 400 người thiệt mạng, tập trung chủ yếu ở khu vực trung du và miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Podcast: Hệ lụy của hôn nhân cận huyết thống
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ tử vong ở thế hệ sau của những cặp vợ chồng cùng huyết thống là rất cao, gấp 3 lần so với những người bình thường. Còn tỷ lệ trẻ em bị dị tật còn cao hơn nữa, gấp khoảng 5 đến 6 lần.

Podcast: Phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải từ hộ gia đình đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng rác thải phát sinh ra môi trường, đồng thời tăng hiệu quả xử lý và tái chế các loại rác, là hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống, tạo nền tảng cho một tương lai xanh và bền vững.