Lễ Pơ thi hay còn gọi là bỏ mả, là nghi lễ lớn nhất của dân làng để tiễn đưa linh hồn người thân đã khuất về với Yàng, giải phóng những ràng buộc giữa người sống với người chết. Pơ thi còn là lễ hội quy tụ những giá trị văn hóa đặc sắc nhất trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Lễ Khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ II năm 2022 diễn ra vào tối 23/11 tại Đắk Lắk. Liên hoan diễn ra trong 3 đêm 23, 24 và 25/11 với sự góp mặt của gần 500 nghệ nhân đến từ 15 đoàn nghệ nhân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Giữa phố thị nhộn nhịp, đồng bào Bahnar ở làng cổ Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Hiện tại, họ tham gia làm du lịch cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế…
Các dân tộc Tây Nguyên như Jrai, Bahnar hiện còn bảo lưu một kho tàng nghệ thuật diễn xướng dân gian phong phú và đặc sắc, trong đó tiêu biểu là điệu múa xoang (suang).
Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của những câu lạc bộ cồng chiêng nữ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mang lại sức sống mới cho không gian văn hóa cồng chiêng để di sản trường tồn cùng dòng chảy thời gian.
Du khách đến Tây Nguyên đều muốn thưởng thức một nhịp chiêng, xem những điệu nhảy theo nhịp cồng, chiêng của những cô gái Ê đê, M’Nông giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Ở vùng Nam Tây Nguyên, bất cứ một địa danh như dòng thác, hồ nước, ngọn núi… đều được gắn với một truyền thuyết, hoặc một câu chuyện đầy thi vị. Cái tên làng Cù Lần (thuộc thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) cũng gắn với một câu chuyện tình rất liêu trai và đậm chất lãng mạn.