Cuộc đời truyền cảm hứng của nữ nghệ sĩ da màu

29/01/2018 - 18:03
Là một trong những giọng nữ trầm nổi tiếng nhất thế kỷ 20, nữ ca sĩ Marian Anderson còn là một nhân vật quan trọng trong cuộc đấu tranh của các nghệ sĩ da màu vượt qua sự kỳ thị chủng tộc diễn ra ở Hoa Kỳ giữa thế kỷ này.

Sinh ngày 27/2/1897 tại Philadelphia, Pennsylvania, cô bé Marian Anderson đã thể hiện khả năng thanh nhạc từ khi còn nhỏ, tuy vậy, điều kiện gia đình không đủ khả năng cho cô theo học nhạc một cách bài bản.

Là người lớn tuổi nhất trong số ba cô gái, khi mới lên 6 tuổi, Anderson đã trở thành thành viên của nhóm hợp xướng tại nhà thờ Union Baptist, nơi cô có biệt danh là ‘giọng nữ trầm tí hon’. Bị thuyết phục bởi tài năng của cô bé, các thành viên của hội thánh nhà thờ đã gây quỹ để cho cô học nhạc trong vòng một năm.

Cha cô, một nhà buôn than và đá, đã rất ủng hộ niềm yêu thích âm nhạc của con gái nên đã mua cho Anderson một cây đàn piano năm cô lên 8 tuổi. Tuy nhiên, với hoàn cảnh gia đình không lấy gì làm dư giả, Anderson đã mày mò tự học trong niềm đam mê mãnh liệt.

Nữ ca sĩ Marian Anderson.

Ở tuổi 12, cha của Anderson qua đời để lại người vợ trẻ cùng 3 cô con gái. Sự ra đi của người cha không làm khát vọng âm nhạc trong Anderson tàn lụi. Cô vẫn tận tụy với dàn hợp xướng của mình ở nhà thờ và nỗ lực luyện tập tất cả các phần kỹ thuật cho đến khi hoàn thiện.

Cảm động trước tâm huyết mà Anderson dành cho âm nhạc cũng như trình độ không khác gì một ca sĩ của cô gây ấn tượng mạnh và thuyết phục nhóm hợp xướng của nhà thờ. Họ đã cùng nhau kiếm đủ khoản tiền 500 đô la để thuê Giuseppe Boghetti, một giáo viên luyện âm tốt dạy cho Anderson.

Sau 2 năm học với thầy giáo Boghetti, Anderson đã có cơ hội hát tại sân vận động Lewisohn ở New York sau khi tham gia một cuộc thi được tổ chức bởi Hội yêu nhạc New York. Những cơ hội khác cũng nối tiếp nhau đến với cô ngay sau đó. Năm 1928, cô biểu diễn tại nhà hát Carnegie Hall lần đầu tiên, và cuối cùng được tham dự một chuyến lưu diễn châu Âu nhờ học bổng Julius Rosenwald.

Vào cuối những năm 1930, giọng hát của Anderson đã trở nên nổi tiếng ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Cuộc đời của Anderson đã chỉ ra rằng bà là nhân tố quan trọng giúp phá vỡ những rào cản, sự kỳ thị chủng tộc mà xã hội đối xử với các nghệ sĩ Mỹ gốc Phi. Anderson được tổng thống Roosevelt và vợ ông, bà Eleanor mời đến biểu diễn tại Nhà Trắng và trở thành người da màu đầu tiên ở nước Mỹ có được vinh dự này.

Nữ ca sĩ cũng được hoan nghênh khi có màn trình diễn tại buổi lễ tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln vào năm 1939, đã bước đầu giúp tạo dựng nên một sân khấu cho thời kỳ dân quyền. Năm 1955, giọng ca nữ trầm tài năng đã trở thành da màu đầu tiên biểu diễn với tư cách là thành viên của nhà hát Metropolitan Opera – một trong những nhà hát opera lớn nhất thế giới ở New York.

Anderson hát tại lễ tưởng niệm tổng thống Abraham Lincoln

Bất chấp những thành công rực rỡ của Anderson, không phải tất cả công chúng nước Mỹ đều công nhân nhận tài năng của bà. Như năm 1939, người quản lý của bà đã cố gắng thiết lập một buổi biếu diễn cho bà tại nhà hát Constitution Hall ở thủ đô Washington. Tuy vậy, giám đốc nhà hát - con gái của một nhà cách mạng Mỹ đã thông báo với Anderson và người quản lý của bà rằng, không ngày nào còn trống để xếp lịch. Sự thật không phải như vậy mà lý do thật sự là nhà hát đó được cam kết chỉ dành cho những người da trắng biểu diễn.

Khi thông tin rò rỉ đó ra bên ngoài đã dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của công chúng, bởi trước đó, đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt đã mời Anderson đến biểu diễn thay cho nghệ sĩ Lincoln Memorial tại lễ Phục sinh. Ngay tại buổi lễ này, trước đám đông hơn 75.000 người, Anderson đã có một màn biểu diễn sôi động, thuyết phục được phát sóng trực tiếp đến hàng triệu thính giả.

Trong vài thập kỷ tiếp theo, danh tiếng của Anderson không ngừng tăng lên. Năm 1961, bà biểu diễn bài quốc ca tại lễ nhậm chức của tổng thống John F. Kennedy. Hai năm sau, Kennedy đã vinh danh nữ ca sĩ bằng Huân chương tự do Tổng thống - giải thưởng dân sự cao quý nhất của chính phủ Mỹ trao tặng cho một cá nhân.

Cuộc đời bà là tấm gương về nghị lực phi thường, về sự phấn đấu và đấu tranh không ngừng nghỉ.

Sau khi giải nghệ vào năm 1965, Anderson sống tại trang trại của gia đình ở Connecticut. Năm 1991, giới âm nhạc đã vinh danh bà với một giải Grammy Thành tựu trọn đời - giải thưởng tôn vinh các nghệ sĩ âm nhạc có những đóng góp, sáng tạo nghệ thuật xuất sắc cho lĩnh vực thu âm trong suốt cuộc đời mình.

Những năm tháng cuối đời bà chuyển đến ở cùng cháu trai ở Portland, Oregon. Nữ ca sĩ tài năng qua đời vào ngày 8/4/1993.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm