Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Anh Dũng
27/07/2020 - 15:45
Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau nhức chân về đêm có thể khiến bạn mất ngủ và mệt mỏi vào sáng ngày hôm sau. Có nhiều nguyên nhân gây đau gót chân về đêm liên quan tới thể chất, bệnh lý và cả môi trường.

Cơn đau nhức chân có thể kéo dài từ đêm này qua đêm khác. Ở một vài người, cơn đau nhức chân về đêm còn kèm theo chuột rút khiến cơ thể đau nhức và khó chịu. Với những cơn đau nghiêm trọng hơn, tình trạng căng cứng vùng đùi, bắp chân hay bàn chân hoàn toàn có thể xảy ra.

Vậy nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức chân là gì? Ngoài những yếu tố vật lý, vận động hay do tác động của môi trường thì bạn cũng cần chú ý tới những bệnh có thể gây ra hiện tượng đau nhức chân về đêm.

1. Nguyên nhân gây đau nhức chân về đêm

1.1. Do thời tiết giao mùa

Theo bác sĩ Scott Garrison, Phó giáo sư chuyên về y tế gia đình tại Đại học Alberta, cho biết, các cơn đau nhức chân về đêm thường có xu hướng xảy ra vào mùa hè nhiều hơn so với mùa đông. Bạn có thể gặp phải các cơn chuột rút bắp chân.

Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ? - Ảnh 2.

Thòi tiết giao mùa có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những vấn đề thần kinh chứ không phải do cơ bắp. Cụ thể, hệ thần kinh của bạn phát triển và thường có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào mùa hè do hàm lượng vitamin D cao hơn.

Một khi lượng vitamin D hấp thụ đạt ngưỡng, cơ thể của bạn sẽ kích hoạt cơn đau nhức chân về đêm này do chúng tham gia vào quá trình điều chỉnh tự nhiên.

1.2. Thiếu nước

Một số trường hợp bị đau nhức chân về đêm do thiếu nước. Các nhà khoa học giải thích rằng, thiếu nước dẫn tới mất cân bằng điện giải ở trong máu và hệ lụy là cơn đau nhức chân sẽ xảy ra.

Một số dấu hiệu cơ thể thiếu nước kèm theo mà bạn nên chú ý bao gồm: da khô, đi tiểu tiện ít hơn bình thường, luôn ở trong trạng thái đói,...

1.3. Thiếu dinh dưỡng

Thiếu dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức chân về đêm. Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới cảm giác này là Ca (canxi), Mg (magie) và K (kali).

Dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng điển hình là cơ thể uể oải, mệt mỏi; người đau nhức; tâm trạng bồn chồn; đôi khi cả rụng tóc,...

1.4. Tập luyện quá sức

Nếu tập luyện quá sức vào ban ngày, đặc biệt là các bài tập có sử dụng chân có thể khiến bạn bị đau nhức chân về đêm.

Theo một nghiên cứu trong Tạp chí Current Sport Medicine báo cáo, khi lạm dụng các cơ xương có thể khiến bạn bị mệt mỏi và đau nhức. Điều này cũng phổ biến hơn với những người mới bắt đầu tập luyện.

Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ? - Ảnh 3.

Tập thể dục quá sức có thể khiến bạn bị đau nhức chân về đêm (Ảnh: Internet)

Lời khuyên là hãy tìm tới huấn luyện viên hay tư vấn thể hình để tìm ra bài tập và cường độ phù hợp với thể trạng của bạn.

1.5. Thói quen đứng sai cách, đứng lâu một chỗ

Do đặc thù công việc mà một số người có thể phải đứng cả ngày ở một chỗ. Hệ quả là bạn có thể gặp phải cơn đau nhức chân về đêm. Nguyên nhân được giải thích là do khi đứng một chỗ trong thời gian dài, máu và nước sẽ bị tích tụ lại ở vùng bên dưới cơ thể. Từ đó gây ra sự mất cân bằng chất lỏng và thường bị chuột rút.

Lời khuyên là hãy cố gắng tìm khoảng thời gian trống chẳng hạn như giờ nghỉ ngắn để đi lại, ngồi xuống để tránh ảnh hưởng xấu tới chân và sức khỏe nói chung.

1.6. Do cơ thể lão hoá

Đau nhức chân về đêm cũng hay xảy ra ở người trên 50 tuổi do cơ thể bắt đầu bị lão hoá. Các nơ-ron thần kinh vận động bị tiêu biến dần gây ra các cơn chuột rút nhiều hơn.

Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ? - Ảnh 4.

Cơ thể lão hóa do nơ-ron thần kinh vận động bị tiêu biến (Ảnh: Internet)

Ngoài nguyên nhân do lão hoá, đau nhức chân cũng có thể bắt nguồn từ bệnh thoái hóa khớp. Những cơn đau âm ỉ có thể xuất hiện lúc bạn vận động nhiều hoặc về đêm.

1.7. Đang mang thai

Phụ nữ mang thai thường bị tăng cân và khả năng tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo American Pregnancy Association thì sự phát triển của bào thai càng lớn thì người mẹ càng phải chịu áp lực lên một vài dây thần kinh nhiều hơn, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút.

Đau nhức chân về đêm: Nguyên nhân do đâu? Khi nào cần gặp bác sĩ? - Ảnh 5.

Áp lực từ thai nhi lên các dây thần kinh khiến bà bầu dễ bị chuột rút (Ảnh: Internet)

Ngoài chuột rút, khi đang mang thai bạn còn có thể bị phù nề chân, tê chân do tích tụ chất lỏng và tuần hoàn máu kém. Lời khuyên là hãy vận động massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

2. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi thấy cơ thể có những cơn đau nhức về đêm kéo dài, thậm chí tới cả ngày hôm sau với các triệu chứng lạ. Bạn nên tới cơ sở y tế để được thăm khám và loại bỏ những nguyên nhân do bệnh lý hay do thói quen,...


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm