“Cứ lên mạng là… vay được tiền”
Đó là lời khẳng định của chị Nguyễn Xuân Thu, một tiểu thương ở quận Thủ Đức, TPHCM. Chị cho biết, mới hôm trước vì cần gấp khoản tiền 15 triệu để thanh toán mua hàng, chị đã chạy vạy khắp mọi người thân, bạn bè mà không được, có người quen chỉ cho một địa chỉ trên mạng với lời nhắn “chỉ cần vào đây là có thể vay được tiền rất nhanh và dễ vô cùng!”. Chị làm theo và thật bất ngờ khi thấy việc vay tiền quả là… dễ!
Chị Thu cho biết, việc đầu tiên mà website vaymuon.vn hướng dẫn là cài ứng dụng “Vay mượn” vào máy điện thoại, còn bên cho vay sử dụng ứng dụng “Nhà đầu tư”.
“Chủ website sẽ nhận thông tin người vay để xét duyệt, gửi thông tin đến người cho vay để làm thủ tục giải ngân nếu 2 bên thỏa thuận các điều kiện. Mọi chuyện nếu thuận lợi có thể hoàn tất chỉ sau vài giờ đồng hồ”, chị Thu cho biết.
Được biết, hình thức cho vay tiền trực tuyến đang khá phổ biến, với nhiều đối tượng đứng ra cho vay, có thể là chính những người chủ website hoặc là những website trung gian, sau khi tìm kiếm được khách hàng thì “đẩy” hồ sơ sang nơi khác để làm các thủ tục vay tiền theo một “kênh” riêng.
Điều đáng nói là thời hạn được vay thường không dài như vay ngân hàng, mức phổ biến chỉ từ 7-45 ngày với lãi suất cao hơn ngân hàng, khoảng 1%/tháng. Ngoài ra, người vay còn phải trả phí kết nối ứng dụng “Vay mượn” cho một khoản vay là 750.000 đồng/10 triệu đồng/tháng, hoặc 25.000 đồng/10 triệu đồng/ngày.
Việc nhận tiền sau khi giải ngân cũng không tiến hành giao dịch trực tiếp giữa người vay và người cho vay, mà thông qua 1 tài khoản trung gian là một loại ví điện tử, bên cho vay ủy quyền cho website chuyển tiền từ ví điện tử này sang tài khoản ngân hàng của người vay.
Thực tế, có những website chào mời vay tiền không cần tài sản thế chấp với hình thức cho vay theo lương, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hạn mức thẻ tín dụng, với lãi suất 1%-1,89%/tháng, dư nợ cố định trong suốt thời gian vay. Tính ra, lãi suất tính theo cách này có thể lên đến 39%/năm.
Còn nếu người vay chọn hình thức trả vốn và lãi theo dư nợ giảm dần thì lãi suất thấp nhất đối với số tiền vay từ 12 triệu đồng trở lên là 27,5%/năm, cao gấp 2,6 lần so với lãi suất vay dài hạn phổ biến ở nhiều ngân hàng.
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Theo phân tích của một số chuyên gia luật tài chính, hình thức cho vay tiền trực tuyến với mối liên hệ khá phức tạp giữa 3 - 4 bên như trên, về bản chất là hình thức cho vay ngang hàng. Tức người có nhu cầu vay không trực tiếp làm thủ tục vay và thanh toán nợ với bên cho vay, mà thông qua một bên trung gian là một website.
Vai trò của bên trung gian không chỉ là tìm kiếm và kết nối khách hàng với bên có tiền cho vay mà còn có trách nhiệm trả trước số tiền quá hạn cho bên cho vay. Sau đó, website này sẽ công bố thông tin trên các trang xã hội, liên lạc với bạn bè, người thân của người vay để yêu cầu thanh toán.
Nếu người vay có biểu hiện chây ì không trả nợ, website nói trên và người cho vay sẽ bán nợ cho tổ chức thứ 3 hoặc kiện ra tòa.
Vai trò của bên trung gian không chỉ là tìm kiếm và kết nối khách hàng với bên có tiền cho vay mà còn có trách nhiệm trả trước số tiền quá hạn cho bên cho vay. Sau đó, website này sẽ công bố thông tin trên các trang xã hội, liên lạc với bạn bè, người thân của người vay để yêu cầu thanh toán.
Nếu người vay có biểu hiện chây ì không trả nợ, website nói trên và người cho vay sẽ bán nợ cho tổ chức thứ 3 hoặc kiện ra tòa.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan chưa có quy định về cho vay ngang hàng. Do đó, những giao dịch theo phương thức nói trên chưa được bảo vệ bởi hệ thống luật pháp, tiềm ẩn không ít rủi ro – mà phía người vay, vốn là bên “yếu thế” có thể phải chịu phần thiệt thòi.
Một rủi ro nữa mà không ít người vay đã gặp phải, đó là tình trạng lộ thông tin cá nhân. Do trong quá trình giao dịch, người vay tiền phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân cho website trung gian.
Sau đó, những chủ website này chuyển giao thông tin cá nhân của khách hàng cho các công ty tài chính, đơn vị chuyên làm dịch vụ tài chính… để các tổ chức, cá nhân này tiếp cận người cần vay. Nhiều cuộc gọi quảng cáo hay tin nhắn rác đầy phiền phức đối với người dùng bắt nguồn từ hoạt động này.
Sau đó, những chủ website này chuyển giao thông tin cá nhân của khách hàng cho các công ty tài chính, đơn vị chuyên làm dịch vụ tài chính… để các tổ chức, cá nhân này tiếp cận người cần vay. Nhiều cuộc gọi quảng cáo hay tin nhắn rác đầy phiền phức đối với người dùng bắt nguồn từ hoạt động này.
Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, sở dĩ một số người mặc dù biết rủi ro nhưng vẫn chấp nhận hình thức vay trực tuyến với lãi suất cao có thể là do họ chưa đủ điều kiện vay vốn ngân hàng, năng lực trả nợ yếu.
Song, nếu người vay không tỉnh táo và am tường về pháp luật tài chính, rất có thể rơi vào tình cảnh “đổ nợ” từ những khoản vay không quá lớn.
Song, nếu người vay không tỉnh táo và am tường về pháp luật tài chính, rất có thể rơi vào tình cảnh “đổ nợ” từ những khoản vay không quá lớn.