'Đề thi tham khảo môn Địa lý vừa sức'

07/12/2018 - 10:26
Đó là nhận định của thầy Vũ Hải Nam – giáo viên Địa lý tại trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), về đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2019 môn Địa lý. Đề được cho là vừa sức, có sự phân hóa rõ nét và đúng trọng tâm ôn tập của học sinh.

Nội dung đề thi tham khảo môn Địa lý bao gồm kiến thức Địa lí lớp 11 và Địa lí lớp 12 và thực hành kĩ năng Địa lí. Trong đó, phần kiến thức Địa lí lớp 11 chiếm 10%, 4 câu/40 câu trắc nghiệm, 2 câu lí thuyết và 2 câu lồng ghép với phần kĩ năng nhận xét bảng số liệu. Phần kiến thức Địa lí lớp 12 chiếm 60%, 24 câu/40 câu trắc nghiệm.

 

Về phần thực hành, có 15 câu thực hành, trong đó sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam 11 câu, biểu đồ và bảng số liệu 4 câu, chiếm 37,5% số câu.

 

Về phạm vi phân bổ câu hỏi, phần lý thuyết bao gồm 25 câu trắc nghiệm, thuộc các chủ đề: Địa lí tự nhiên Việt Nam (2 câu), Địa lí dân cư Việt Nam (2 câu), Địa lí kinh tế (20 câu), Địa lí khu vực và quốc gia (2 câu)

 

Phần thực hành bao gồm 15 câu trắc nghiệm với các kĩ năng cơ bản như kĩ năng phân tích, nhận xét, xử lí bảng số li.ệu, biểu đồ, kĩ năng nhận diện biểu đồ, kĩ năng khai thác và dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

 

Đề thi gồm 4 mức độ: nhận biết 20 câu, thông hiểu 12 câu, vận dụng thấp 6 câu, vận dụng cao  câu. Học sinh thi xét tốt nghiệp THPT quốc gia làm được khoảng trên 6 điểm, học sinh khá/ giỏi có thể đạt từ 8-9 điểm.

thay-nam.jpg
Giáo viên THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) Vũ Hải Nam

Theo đánh giá của thầy Vũ Hải Nam, nội dung đề thi minh họa nằm trong khối kiến thức lớp 11 và 12 theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Trong đó kiến thức lớp 12 là trọng tâm và đặc biệt là đề minh họa không có kiến thức Địa lí 10. Nội dung đề thi chia thành 2 phần kiến thức và thực hành kĩ năng Địa lí, trong đó phần kiến thức chiếm trên 60% số điểm. Phần kĩ năng địa lí đa dạng, được bổ sung thêm kĩ năng tính toán từ bảng số liệu nhưng vẫn vừa sức với học sinh.

 

“Đề thi đảm bảo 2 mức độ phù hợp với mục tiêu của kì thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học. Các câu hỏi phù hợp với từng mức độ nhận thức của học sinh, có sự phân hóa từ dễ đến khó. Những câu hỏi từ câu số 65 trở đi đòi hỏi học sinh ngoài việc ghi nhớ kiến thức còn phải thấy được sự liên hệ giữa các đối tượng địa lí để có thể thấy được ý nghĩa, vận dụng giải thích và tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề địa lí được đặt ra” – thầy Nam cho biết.

 

Nhận định chung toàn bộ đề thi, thầy Vũ Hải Nam cho rằng so với đề thi chính thức kì thi THPT quốc gia năm 2018, đề minh họa 2019 vừa sức hơn với học sinh có lực học trung bình và khá, học sinh khá giỏi trở lên có thể đạt điểm 9 trở lên.

 

“Nhìn chung, đề có sự hấp dẫn với nhiều câu hỏi giải thích và vận dụng đưa ra giải pháp nên có thể phân hóa được học sinh theo mục đích xét tuyển. Để đạt điểm trung bình khá dễ song để đạt được điểm tuyệt đối môn Địa cần phải có sự liên hệ giữa các nội dung kiến thức đã học” – thầy Nam nói.

Học sinh theo dõi đề thi tham khảo môn Địa lý tại đây.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm