Dich tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào?

21/02/2019 - 00:04
Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là do Myxovirrus chứa AND gây ra. Loại virus này có kích thước rất nhỏ, từ 10 đến 30nm, dễ nuôi cấy và phát triển tốt trong môi trường tế bào bạch cầu và tế bào thận lợn.

Việt Nam vừa phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại Thái Bình và Hưng Yên, đồng thời tiến hành tiêu hủy hàng trăm con lợn tại vùng dịch và thực hiện các giải pháp ngăn lây lan bệnh khiến người dân lo lắng. Vậy bệnh tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào, cách phòng chống ra sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

PGS.TS Lê Văn Năm, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc gia), cho biết, dịch tả lợn châu Phi (Pestis Africana suum - African swine fever) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn do Myxovirrus chứa AND gây ra.

 

dtl_jzey.jpg
Tiêm vaccine để phòng bệnh tả lợn châu Phi

 Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là một Myxovirrus chứa AND với kích thước rất nhỏ, từ 10 đến 30nm, dễ nuôi cấy và phát triển tốt trong môi trường tế bào bạch cầu và tế bào thận lợn. Virus có nhiều typ huyết thanh (serotype) với độc lực rất khác nhau.

Theo PGS. Lê Văn Năm, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng bị bệnh. Ngay sau khi thâm nhập vào cơ thể lợn, virus đã tự nhân lên rất nhanh chóng, lùa vào đường huyết và gây nhiễm trùng huyết rất nặng- lợn sốt cao tới 42 độ C. Virus di trú đến tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể lợn, tại đó chúng gây ra các ổ viêm xuất huyết, hoại tử.

Thời gian ủ bệnh thường 5- 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột, lợn sốt cao, sốt tới 42 độ C, kéo dài liên tục trong 4 ngày liền. Tuy nhiên, trong thời gian lợn sốt cao, chúng vẫn linh hoạt đi lại, ăn uống bình thường gây cảm giác như lợn hoàn toàn khỏe mạnh, khiến người chăn nuôi không để ý.

Còn theo Cục trưởng Cục Thú Y (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Đông, bệnh tả lợn châu Phi là loại bệnh đặc chủng trên đàn lợn, không lây bệnh cho động vật khác và không ảnh hưởng sức khỏe, lây bệnh sang con người. Do đó, người chăn nuôi cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp khử trừng chuồng nuôi bằng vôi bột, thuốc sát trùng. Tại những nơi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện lần đầu thì không nên điều trị mà phải nhanh chóng tiêu hủy, khử trùng tiêu độc tận gốc. Ở những vùng mà bệnh dịch tả lợn châu Phi luôn xuất hiện dịch cục bộ thì phải tiêm phòng ngay và loại bỏ những lợn có thân nhiệt cao.

Để phòng bệnh, tại những vùng chưa có bệnh, chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh từ xa thông qua kiểm dịch trước, trong và sau mỗi lần xuất, nhập, di chuyển lợn và sản phẩm lợn qua biên giới, qua các cửa khẩu. Còn tại những vũng đã xảy ra dịch và dịch trở thành lưu cữu, dịch địa phương thì phải dùng các biện pháp làm sạch bệnh.

Ông Đông cũng cho biết, đối với các hộ chăn nuôi bị tiêu hủy do lợn bị bệnh, hiện đã có chính sách hỗ trợ đền bù thiệt hại với mức giá chung là 38.000 đồng/kg. Vì vậy, khi phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh, người dân khai báo đến chính quyền, cơ quan thú y địa phương để được hỗ trợ xử lý dịch bệnh cũng như hưởng chính sách đền bù. Tuyệt đối không bán chạy lợn bệnh, không tự ý vứt xác lợn chết ra môi trường.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm