(nguồn: Daily Mail)
Tái diễn nắng nóng kỷ lục
Một đợt nóng chết người nữa đang xảy ra tại nhiều nước ở châu Âu trong những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 này.
Mức nhiệt kỷ lục đã đạt 38℃ ở một số nơi của Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha. Tổ chức khí tượng thủy văn dự báo châu Âu sẽ còn phải đối mặt với những ngày nắng nóng gay gắt hơn nữa.
Năm ngoái, đợt nắng nóng kỷ lục tương tự đã khiến 700 người tại Thụy Điển và hơn 250 người tại Đan Mạch tử vong. Thụy Điển và Đan Mạch là những nước thuộc khu vực Bắc Âu chưa từng dùng đến máy điều hòa làm lạnh không khí. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã dẫn đến đợt nắng nóng kỷ lục trên.
Tuy nhiên, kỷ lục về nắng nóng của châu Âu được ghi nhận trong vòng 500 năm qua xảy ra vào năm 2003. Đây được xem là năm có mùa hè nóng nhất tại châu Âu. Đợt nắng nóng này đã gih nhận số người chết kỷ lục: 70.000 người. Ngoài ra, vào năm 2010 cũng xảy ra đợt nắng nóng khiến 56.000 người tử vong chỉ tính riêng tại Nga. Theo các chuyên gia về thời tiết, rất có thể mùa nắng nóng năm nay sẽ tái diễn kỷ lục của năm 2003.
Sóng nhiệt, băng tan và thời tiết cực đoan
Theo nghiên cứu của nhà khoa học Micheal Mann (Đại học Bang Penn, Mỹ), những hiện tượng thời tiết cực đoan này đều là do một sóng nhiệt đã chậm lại và giữ hệ thống thời tiết ở vị trí hiện tại lâu hơn. Micheal Mann cùng đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu năm 2018 về liên kết dải gió cao áp đã quét khắp thế giới từ tây sang đông – với hạn hán, các đợt nóng, cháy rừng, và ngập lụt không báo trước trong mùa hè năm ngoái khắp Bán cầu Bắc. Micheal Mann nhận định, nhiều khả năng sóng nhiệt này là nguyên nhân gây ra hiện tượng gió mùa thiếu hụt trầm trọng tại Ấn Độ và ngập lụt diện rộng khắp vùng Trung Tây Mỹ năm nay. Micheal Mann cho biết các đồng nghiệp của ông tại Viện Potsdam về Ảnh hưởng Khí hậu (Đức) đã xác nhận hiện tượng đó đang xảy ra tại châu Âu.
Sự biến mất của băng Bắc Cực đang làm ấm lên ở phía Bắc của Trái đất và nó đang làm ảnh hưởng đến quy luật tự nhiên của các sóng nhiệt. Các sóng nhiệt được điều khiển bởi sự chênh lệch về nhiệt giữa vùng băng Bắc cực và vùng khí nóng Xích đạo. Một cực Bắc nhanh chóng nóng lên – với kỷ lục về độ mỏng của băng mùa đông năm trước, giảm sự chênh lệch đó và làm chậm lại sự di chuyển của sóng nhiệt.
Như một dòng sông chảy chậm, một sóng nhiệt chậm tạo ra những khúc sông sâu, thứ mà có thể hoàn toàn ngừng di chuyển vào mùa hè, đôi khi trong hàng tuần. Điều đó cũng làm thời tiết ngừng di chuyển. Đây là nguyên nhân dẫn đến những đợt nóng hoặc những cơn mưa xối xả kéo dài.