Điều kỳ diệu đến khi tôi kiên định chăm chồng sống thực vật

08/01/2019 - 12:29
26 tuổi, qua mai mối, tôi quen và yêu Duy Hùng. Chúng tôi rất tâm đầu ý hợp nhưng mẹ anh lại không tán thành mối quan hệ của 2 đứa.
Bà cho rằng tôi không xứng với một quân nhân chuyên nghiệp như con trai mình vì tôi chỉ là một giáo viên tiểu học dạy. Hơn nữa, cơ thể lại không được khỏe mạnh: “Con bé bị thấp khớp, sau này nhỡ nó bị liệt thì con tính sao? - Anh quả quyết: “Thì con sẽ cõng cô ấy”. Câu nói này khiến tôi vô cùng cảm động. Một năm sau, chúng tôi kết hôn và sinh con.
 
4_140026.jpg
Gia đình nhỏ của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Ảnh minh họa
 
 
Gia đình nhỏ của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Tối đến, vợ chồng con cái ngập tràn tiếng cười. Trong công việc, tôi cũng thăng tiến như diều gặp gió, được trở thành trưởng bộ môn. Nhờ phấn đấu không ngừng, tôi trở thành hiệu phó và phụ trách lớp học dành cho trẻ đặc biệt.
 
 
Nhưng số phận trớ trêu, trong một lần tham gia tang lễ của bố một đồng nghiệp, Hùng bị tai nạn. Tuy cứu được tính mạng nhưng bác sĩ nói anh có nguy cơ sống thực vật mãi mãi, chẳng thể làm gì, chỉ nằm im một chỗ, tốt nhất nên về chuẩn bị hậu sự. Bố mẹ chồng và bạn bè tôi đều đã buông xuôi. Nhưng tôi không cam tâm, vẫn quyết định cho chồng lên bàn phẫu thuật. Tôi yêu chồng tôi, dù chồng sống thực vật, tôi cũng vẫn sẽ nguyện chăm anh. Mỗi ngày, tôi đều dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng cho con gái, đưa con bé đi học, rồi lại về rửa mặt, đánh răng, bón thức ăn lỏng cho chồng. Sau đó, tôi mới tất tả đến trường. Buổi trưa, dù chỉ có một tiếng ngắn ngủi nhưng tôi vẫn về chăm chồng, rồi lại vội vàng quay trở lại với công việc.
 
Để chồng không bị hoại tử do nằm lâu quá, hàng ngày, tôi phải nắn bóp, massage cho anh. Ngày hôm đó, hai năm sau ngày chồng sống thực vật, trong một lần bóp tay cho anh, tôi đột nhiên cảm thấy tay anh cử động, tôi vội vàng gọi con gái đến, chúng tôi khóc vì vui mừng, vì đã có chút tia hy vọng. Những ngày nắng đẹp, tôi đều cõng chồng ra ngoài. Giống như chăm sóc, dạy dỗ một đứa trẻ, tôi chỉ cho anh hoa cỏ và người qua lại ngoài đường, dù chồng chẳng có chút phản ứng nào, nhưng tôi vẫn tin anh có thể hiểu được.
cs.jpg
Phép màu đã đến khi tôi kiên định chăm chồng. Ảnh minh họa
 
Phép màu lại đến khi một buổi chiều tối, hàng xóm của chúng tôi tới chơi, cũng là đồng nghiệp của anh tới thăm, anh ta đang ngà ngà rượu, nói vài lời trêu Hùng, anh bỗng nhiên chau mày, khuôn mặt tỏ rõ vẻ giận dữ, miệng thốt lên: “Anh, về ngay...!”. Anh đồng nghiệp kia dường như tỉnh cả say, kinh ngạc: “Cậu hiểu lời tôi nói sao? Tôi cứ tưởng cậu không hiểu gì cơ”. Tôi cũng vô cùng bất ngờ nắm lấy tay chồng: “Anh nhận ra em không?”, nhưng chồng tôi chỉ “á” lên một tiếng. Tôi mừng đến phát khóc.
 
Kể từ hôm đó, Hùng “nói” được nhiều hơn, ngoài “a, a” ra, anh còn biết nói “đói” nữa. Anh chỉ thích hai món, nếu không đúng là ngay lập tức anh ném bát đĩa ra đất. Những ngày trực ở trường, tôi không yên tâm để chồng ở nhà một mình, đành đưa chồng tới trường. Cuối tuần không có học sinh, tôi để chồng ngồi trong lớp học, dùng phấn viết lên bảng chữ “Em yêu anh” rồi kể lại những ký ức xưa của hai đứa. Hùng khiến tôi vô cùng bất ngờ, anh bỗng bật ra những từ đơn: “Anh .. yêu ... em”. Tôi ôm chồng, khóc như một đứa trẻ.
 
Một hôm, vì mệt quá nên tôi xin nghỉ ở nhà. Hùng thấy tôi không đi làm liền lại gần: “Đi học thôi!”, “Hôm nay, em ốm rồi, hôm nay chúng ta ở nhà nhé!”, “Em ốm à, hôm nay không tới trường à?”. Vài phút sau, không thấy chồng đâu, tôi lo lắng bật khóc. Bỗng chồng đi từ bên ngoài vào, đưa thuốc bảo tôi: “Em uống thuốc đi cho khỏi”. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm