Điều lo ngại gì khiến Mỹ xem xét chặn ứng dụng Tik Tok?

Phương Thanh (dịch)
10/07/2020 - 19:07
Điều lo ngại gì khiến Mỹ xem xét chặn ứng dụng Tik Tok?
Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo cho biết, chính quyền Trump đang xem xét hạn chế quyền truy cập của người dân Mỹ vào nền tảng video âm nhạc Trung Quốc – Tik Tok.

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo cân nhắc vấn đề trong bối cảnh Ấn Độ đã chặn người dân sử dụng Tik Tok và Úc cũng đang xem xét cấm ứng dụng này tại đất nước họ. 

Lý do phía Mỹ đưa ra là vì lo ngại ứng dụng này được sử dụng như một công cụ để giám sát thông tin cá nhân và thực hiện tuyên truyền bạo động.

Theo lời ông Pompeo, chính quyền Trump đã và đang xem xét vấn đề này rất nghiêm túc trong thời gian dài tương tự như vấn đề cơ sở hạ tầng của Huawei. 

Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết, Huawei và ZTE (một tập đoàn sản xuất thiết bị truyền thông đa quốc gia của Trung Quốc) là mối nguy hiểm lớn đối với an ninh Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo người dùng thận trọng với ứng dụng Tik Tok

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo người dùng thận trọng với ứng dụng Tik Tok

"Chúng tôi biết rằng, các ứng dụng từ Trung Quốc có những hữu ích nhất định đối với người Mỹ và tôi chưa muốn đi sâu vào chi tiết hoặc đón đầu trước khi Tổng thống đưa ra bất kỳ thông báo hoặc quyết định nào", Ngoại trưởng Pompeo cho biết.

Khi được hỏi có nên tải xưống và tiếp tục sử dụng Tik Tok hay không, ông Pompeo cho biết, chính quyền Trump đang cảnh báo người dân hãy thận trọng khi sử dụng Tik Tok nếu không muốn thông tin cá nhân của mình "rơi vào tay" chính quyền Trung Quốc.

Quan chức Mỹ lo ngại về quá trình xử lý dữ liệu người dùng của Tik Tok bởi ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng này được đặt tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và nằm trong sự quản lý của nhà nước. Điều này dẫn đến nguy cơ Tik Tok có thể "bàn giao" dữ liệu thông tin người dùng cho chính quyền Trung Quốc nếu được yêu cầu.

Phản hồi nghi ngại của các quan chức Mỹ, đại diện phía công ty ByteDance cho biết, Tik Tok được điều hành bởi một CEO người Mỹ và hàng trăm nhân viên người Mỹ, lãnh đạo chủ chốt về an ninh, bảo mật, chính sách và điều khoản an toàn cho người dùng. Không có lý do gì ban lãnh đạo có thể trục lợi từ dữ liệu của chính người dân nước mình. Ngoài ra, người đại diện cho biết, họ chưa bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho phía Trung Quốc và cam kết chắc chắn không làm như vậy dù bị yêu cầu.

Trong tình hình căng thẳng giữa hai nước, Ấn Độ và Trung Quốc, chính quyền Ấn Độ đã chặn tất cả truy cập của người dân đến các ứng dụng từ Trung Quốc, bao gồm cả Tik Tok và WeChat.

Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên Bang Mỹ (FCC), ông Ajit Pai cho biết, cả Huawei và ZTE đều có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc và bộ máy quân sự của nước này. Chính vì vậy họ phải tuân theo luật pháp Trung Quốc. Nếu chính quyền buộc họ phải hợp tác với các tổ chức tình báo của quốc gia, họ phải tuân theo. Điều này gây ra mối nghi ngại về sự kiểm soát thông tin người dùng từ phía Trung Quốc.

Điều lo ngại gì khiến Mỹ xem xét chặn ứng dụng Tik Tok? - Ảnh 3.

Từ khoảng năm 2018, Tik Tok đã trở thành ứng dụng miễn phí được yêu thích nhất cao hơn cả Apple Store và Google Play. Hiện nay, số lượng người sử dụng Tik Tok đã vượt mốc 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Tik Tok được đánh giá đã đánh trúng "insight" của giới trẻ bằng tiện ích cho phép tạo và chia sẻ những video ngắn. Với nhiều lựa chọn đặc sắc trong hiệu ứng, nhạc nền và cách quay video, người dùng Tik Tok rất hài lòng với ứng dụng "triệu view" này.

Ngoài ra, nếu một tài khoản Tik Tok được nhiều lượt thích và theo dõi, họ có thể kiếm tiền bằng việc quay và đăng video. Người dùng có thể kiếm tiền thông qua quảng bá thương hiệu, được người dùng khác tặng tiền hoặc thông qua ứng dụng TimeBucks (ứng dụng có nền tảng tại Úc và được tích hợp trong Tik Tok).

Nguồn: Fox News, metro.co.uk
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm