Đối tượng người có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao

Hồng Kiều
24/07/2025 - 11:49
Đối tượng người có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ người có công, nhân chứng lịch sử. (Ảnh: Bộ Nội vụ)

Ngày 24/7 tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử năm 2025. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7.

Chủ trì cuộc gặp mặt là Tổng Bí thư Tô Lâm. Tham dự sự kiện có Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương trên cả nước.

Tri ân 9,2 triệu người có công toàn quốc

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh cuộc gặp mặt người có công, nhân chứng lịch sử hôm nay là sự tiếp nối truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn,” “Đền ơn đáp nghĩa” đã được gìn giữ và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam.

"Đây cũng là dịp để Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh, cống hiến của các thế hệ người có công với cách mạng, là dịp để khẳng định và tôn vinh những giá trị bền vững làm nên bản sắc và khí phách của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử và hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, củng cố ý chí, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngày càng bền vững, giàu mạnh, hùng cường, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc của đất nước ta", Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.

Đối tượng người có có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành dự chương trình tri ân người có công dịp 27/7/2025. (Ảnh: Bộ Nội vụ)

250 người có công, nhân chứng lịch sử tiêu biểu tham gia cuộc gặp mặt đại diện cho 9,2 triệu người có công toàn quốc đã có mặt trong hoạt động kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ năm nay.

Sự kiện quy tụ 3 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; 10 Mẹ Việt Nam Anh hùng; 30 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.

Cùng với đó, chương trình còn có sự hiện diện của 9 nhân chứng lịch sử; 167 thương binh, trong đó có 26 thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; 26 bệnh binh; 52 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; 35 người từng hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc hoặc làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt, tù đày; 32 thân nhân người có công với cách mạng; 33 thân nhân liệt sỹ; cùng nhiều đại biểu tiêu biểu khác là người có công với cách mạng.

Trong đó, đại biểu cao tuổi nhất là bác Phạm Đồng Châu 102 tuổi (là người cao tuổi nhất), tham gia cách mạng từ tháng 4 năm 1945; đại biểu trẻ tuổi nhất là một thương binh 32 tuổi.

Đặc biệt, trong số các đại biểu về dự chương trình tri ân năm nay có 20 người là đồng bào dân tộc thiểu số, gồm: Khmer, Jrai, Nùng, Tày, Thái, Cao Lan, Cơ Tu…

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi năm 2025 tăng hơn 70% so với năm 2021 góp phần cải thiện đáng kể đời sống người có công. Trong gần 2 năm qua, cả nước đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công, kết quả cơ bản hoàn thành trên 41.800 căn nhà. Đến nay có trên 98,6% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình tại khu dân cư nơi cư trú.

Chế độ ưu đãi người có công ngày càng nâng cao

Tại cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí minh, 78 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và nhân thân. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Đối tượng có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Đối tượng người có có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao- Ảnh 2.

(Ảnh: Bộ Nội vụ)

Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng đã được giải quyết cơ bản, trong đó có hơn 2.400 liệt sỹ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi năm 2025 tăng hơn 70% so với năm 2021 góp phần cải thiện đáng kể đời sống người có công. Trong gần 2 năm qua, cả nước đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công, kết quả cơ bản hoàn thành trên 41.800 căn nhà, từ ngân sách nhà nước là 1.970 tỷ đồng và các nguồn vận động, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân đóng góp.

Từ đầu năm 2025, trong những dịp Tết và các ngày Lễ lớn của dân tộc, chăm lo cho người có công với cách mạng là một nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, trân trọng, mang đến những tình cảm ấm áp đối với người có công với cách mạng và thân nhân với số tiền hỗ trợ cho người có công trên 1.400 tỷ đồng cho 3,26 triệu người. Cả nước đã hỗ trợ Sổ tiết kiệm cho người có công từ năm 2019 đến nay là: 57.037 sổ với tổng số tiền tiết kiệm là 124.079 triệu đồng.

Đáp lại nỗi mong chờ của các gia đình có công với cách mạng, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ được thực hiện với quyết tâm cao nhất. Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin được thực hiện với ý nghĩa là một trách nhiệm, bổn phận đạo lý thiêng liêng. Có 3.000 nghĩa trang và 4.000 công trình ghi công liệt sỹ trên cả nước được đầu tư xây dựng, tu bổ trở thành những địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Chỉ tính riêng từ năm 2024 đến nay, hơn 7.000 hồ sơ tồn đọng đã được giải quyết cơ bản, trong đó có hơn 2.400 liệt sỹ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được Thủ tướng Chính phủ công nhận. Đáp lại nỗi mong chờ của các gia đình có công với cách mạng, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ được thực hiện với quyết tâm cao nhất.

Đối tượng người có có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao- Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà báo cáo về thực hiện các chính sách người có công tại cuộc gặp mặt. (Ảnh: Bộ Nội vụ)

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác điều dưỡng, chăm sóc thương, bệnh binh và người có công được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu cả về điều kiện vật chất và tinh thần cho đối tượng chính sách; Điều đáng trân trọng là tri ân người có công với cách mạng đã trở thành một giá trị bền vững trong tâm thức, trách nhiệm hành động cao đẹp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, các hoạt động tri ân người có công với cách mạng tiếp tục được tổ chức thường xuyên, với hình thức phong phú, nội dung thiết thực, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội; đến nay có trên 98,6% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình tại khu dân cư nơi cư trú. Đây là kết quả quan trọng vừa thể hiện sinh động chủ trương của Đảng đã đi vào thực tiễn cuộc sống cho người có công trên cơ sở các chính sách của Nhà nước và sự chung tay của toàn xã hội đối với người có công.

Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm